Khám phá bảng xếp hạng Top 10 vụ nổ xếp hạng các vụ nổ kinh khủng nhất xảy ra trong vũ trụ. Vụ nổ đứng cuối bảng cũng đủ xóa sổ nhân loại và nền văn minh trên trái đất....
Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016
Giải mã đại nghi án thời Tam Quốc
Trinh Thanh
06:35
No comments
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Ngụy Diên là một phần tử kiên quyết chống Tào Ngụy, Gia Cát Lượng dự đoán sau khi ông qua đời Ngụy Diên cũng không từ bỏ cuộc chiến Bắc phạt, kiên trì đến cùng.
Tuy nhiên, Gia Cát Lượng rất hiểu Diên có tính tự cao tự đại, coi mình hơn người nhưng vì sợ uy danh Thừa tướng nên không dám làm bừa. Nếu Gia Cát Lượng qua đời thì Dương Nghi sao quản được Diên?
Cái chết oan ức
Ngụy Diên mưu phản là một đại nghi án của thời Tam Quốc. Đoạn lịch sử này có nhiều cách nói khác nhau: Có người cho rằng Diên là người trung thành, vô cớ bị hại chết; cũng có người cho Ngụy Diên là “loạn thần tặc tử”, bị giết là đáng; lại có người coi đó là cái vòng luẩn quẩn do Gia Cát Lượng... tự vẽ ra. Thế thì, Ngụy Diên rốt cục có mưu phản thật không?
Năm 223 sau Công Nguyên, Lưu Bị chết ở cung Vĩnh An, chính quyền Thục Hán bước vào một thời kỳ rắc rối đa sự. Mã Tốc bị chém vì để mất Nhai Đình, sau đến Lý Nghiêm bị phế, rồi Ngụy Diên mưu phản đã gây chấn động chính trường.
Về việc Ngụy Diên mưu phản, ấn tượng nhất có lẽ là do những mô tả trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” nói ông có cái “phản cốt” sau gáy, trước sau gì tất cũng làm phản. Thực tế có chuyện đó hay không?
Năm 234, Gia Cát Lượng Bắc phạt lần thứ 5, do mệt mỏi lao lực sinh bệnh, chết trong doanh trại ở Ngũ Trượng Nguyên. Theo “Tam Quốc Chí. Ngụy Diên truyện”, trước khi chết, Gia Cát Lượng bí mật triệu tập Dương Nghi, Khương Duy, Phí Vĩ rồi di mệnh: Sau khi ông chết, không nên tiếp tục Bắc phạt mà rút hết quân về Thục; khi rút, để Ngụy Diên đi đoạn hậu rồi đến Khương Duy.
Khổng Minh dặn “nếu Diên không phục tùng mệnh lệnh thì kệ hắn, cứ việc rút quân”. Sau khi Gia Cát Lượng tắt thở, Phí Vĩ truyền đạt mệnh lệnh cho Diên, quả nhiên Diên nhảy dựng lên: “Bắt ta đoạn hậu ư? Không được! Thừa tướng chết, nhưng Ngụy Diên ta còn đây, sẽ tiếp tục lãnh đạo quân đội Bắc phạt.
Vì sao một người chết mà phải gác lại việc lớn của thiên hạ? Mà Ngụy Diên ta cớ gì phải đoạn hậu cho Dương Nghi kia chứ?” rồi kiên quyết yêu cầu Phí Vĩ tiếp tục Bắc phạt. Vĩ lấy cớ đi khuyên bảo Dương Nghi, nhảy lên ngựa quay đầu chạy biến.
Ngụy Diên khi đó mới nghĩ ra là không nên thả cho Phí Vĩ đi, vội cho thám tử dò xét. Thám tử về báo Dương Nghi tuân theo sắp đặt của Gia Cát Lượng, đã dẫn đại quân rút về Thành Đô.
Ngụy Diên nộ hỏa xung thiên: “Ngươi rút, ta cũng rút!” Thế là Diên dẫn quân chạy về phía Nam vượt lên trước đoàn quân của Nghi, vừa chạy vừa phá cầu, về đến cửa Nam Cốc. Dương Nghi trên đường dẫn quân rút lui thấy cầu đều bị phá, hai người tích oán đã lâu nay càng thêm chồng chất; thế là đều viết thư gửi về triều đình tố cáo đối phương mưu phản.
Hai bức thư tố cáo nhau đều tới tay hậu chủ Lưu Thiền. Lưu Thiền xem thư không hiểu, bèn hỏi Đổng Doãn, Tưởng Uyển: Rốt cục ai là kẻ mưu phản? Hai người nói: “Bệ hạ! Thần dám đảm bảo chắc chắn Dương Nghi không mưu phản; còn Ngụy Diên có phản hay không thì không dám chắc”.
Thế là Lưu Thiền lệnh cho Tưởng Uyển dẫn quân túc vệ lên phía Bắc chặn Ngụy Diên, Dương Nghi cũng dẫn quân xuống phía Nam truy kích Diên. Hai đạo quân vây chặt quân của Diên ở cửa Nam Cốc.
Ngụy Diên dẫn mấy tướng tâm phúc chạy đến Hán Trung, bị Mã Đại giết chết, xách thủ cấp đến dâng trước mặt Dương Nghi. Dương Nghi quẳng đầu Ngụy Diên xuống đất, dùng chân đạp, sau đó tru di tam tộc Ngụy Diên.
Phản biến thực chất là nội loạn
Nhà bình luận Tam Quốc nổi tiếng Trung Quốc Dịch Trung Thiên cho rằng, phán xét Ngụy Diên mưu phản là “vô duyên vô cớ, chẳng có bằng chứng, không hợp logic”.
Phục tùng là thiên chức của quân nhân, nếu Gia Cát Lượng đã hạ lệnh đoạn hậu, thì Diên phải phục tùng, sao có thể tự hành động, kéo quân về phía Nam? Định rút về Thành Đô hay muốn lật đổ chính quyền Thục Hán?
Chẳng ai làm rõ được! Mà vì sao lại phá đường rút của Dương Nghi bởi dễ khiến hiểu lầm Ngụy Diên mưu phản. Để tránh Dương Nghi cứu giá mới phá hoại cầu đường. Vì vậy Ngụy Diên đã bị vu vạ một cách vô cớ.
Càng không hợp logic ở chỗ Ngụy Diên lúc đó cả về tài năng thực lực đều thiếu, không đủ để xưng vương xưng đế. Nếu mưu phản, Diên chỉ có theo hàng Tào Ngụy và phải chạy ngay sang phía đối diện, chẳng có lý do gì phải dẫn quân Nam hạ.
Cho nên Trần Thọ suy đoán: Bản ý Ngụy Diên không phải hàng Tào Ngụy mà muốn giết chết Dương Nghi. Với vị trí, uy danh, công lao của Ngụy Diên khi đó, nếu giết Dương Nghi thì chỉ có Diên là người kế tục Gia Cát Lượng; như thế thì có thể tiếp tục Bắc phạt. Vì thế có thể kết luận: Vụ án Ngụy Diên không phải là mưu phản mà là nội loạn, là chuyện mâu thuẫn nội bộ giữa Ngụy Diên và Dương Nghi!
Dương Nghi sau khi rút về Thành Đô rất tự đắc, cho rằng mình dẫn được quân đội bình an trở về theo ý Thừa tướng, lại giết được Ngụy Diên, vất vả mà không được thưởng công, cần phải được thăng quan gia tước.
Thế nhưng, người được chọn kế thừa chức vụ Gia Cát Lượng lại là Tưởng Uyển thua kém mình, Dương Nghi bị cho ngồi chơi xơi nước, chẳng quyền lực cũng không có quân, nên bụng đầy oán giận. Khi Phí Vĩ đến an ủi, Dương Nghi nói ra miệng: “Biết thế này, chẳng thà theo Ngụy Diên tạo phản cho xong”.
Phí Vĩ đem những lời đó về báo triều đình trao cho Nghi chức tước cao hơn, Dương Nghi vẫn không an phận, tiếp tục oán trách, phỉ báng triều đình, cuối cùng tự sát mà chết. Cho nên kết quả của mối bất hòa Ngụy Diên – Dương Nghi là cả hai cùng chết.
Ai chịu trách nhiệm về cái chết của Ngụy Diên?
Các nhà sử học phần lớn đều cho rằng Dương Nghi là kẻ phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án oan Ngụy Diên do ân oán cá nhân, giết chết một đại tướng của nước Thục, tội lớn hơn tội Diên nhiều. Ngụy Diên lập nhiều công lao to lớn với chính quyền Thục Hán, không có sai sót gì, chịu tiếng xấu oan ức, thậm chí bị tru di tam tộc, lượng hình nặng đến thế đều do một tay Dương Nghi mà ra.
Nhưng Dương Nghi cũng oan ức vì chỉ triệt thoái theo lệnh của Gia Cát Lượng. Thế thì trách nhiệm thuộc về Ngụy Diên sao?. Theo “Tam Quốc Chí. Ngụy Diên truyện”, Bùi Tùng Chi chú dẫn sách “Ngụy lược” cho biết, Gia Cát Lượng cũng trao cho Ngụy Diên một mật lệnh, cho Diên thay chức ông để đưa tang về Thành Đô.
Thế thì trách nhiệm phải truy đến Gia Cát Lượng: Cố ý ra hai mật lệnh, chẳng phải nhằm xúi hai bên chống nhau sao? Cho nên có sử gia cho rằng, vụ án oan Ngụy Diên là do Gia Cát Lượng một tay dựng lên.
Nhưng học giả Dịch Trung Thiên cho rằng, cách nói của “Ngụy lược” không đáng tin, Bùi Tùng Chi cũng chỉ viết “Đó là tin từ phía nước địch”. Bởi Ngụy Diên không ở bên cạnh, sao Diên có thể hộ tống linh cữu Gia Cát Lượng về Nam?
Vả lại theo “Ngụy lược”, sau khi Ngụy Diên về đến cửa Nam Cốc, Dương Nghi dâng thư nói Diên chuẩn bị đầu hàng Tào Ngụy. Nếu muốn hàng Tào thì phải đi ngược lên phía Bắc chứ sao lại xuống phía Nam? Vì vậy cũng không thể nói Gia Cát Lượng đã hoạch định vụ án oan này được.
Vụ án Ngụy Diên mưu phản rốt cục là thế nào, cần phải quay lại phân tích di mệnh của Gia Cát Lượng. Vì sao ông ra lệnh để Diên đoạn hậu? Có ý kiến nói là bởi giữa hai người có bất đồng về quân sự. Ngụy Diên từng đề xuất với Gia Cát Lượng mưu kế đi tắt qua hang Tý Ngọ. Đó là một “kỳ mưu” chiến lược, chẳng khác nào Hàn Tín “ám độ Trần Thương” khi xưa, tuy mạo hiểm nhưng “xuất kỳ chế thắng”. Thế nhưng Gia Cát Lượng không dùng mưu đó.
Bắc phạt là sự nghiệp quan trọng của Gia Cát Lượng sau khi Lưu Bị chết, nhưng sự nghiệp đó dây dưa mãi không thành. Dịch Trung Thiên cho rằng: Bắc phạt không thể thắng lợi được do 3 nguyên do: “Tào Ngụy không thể suy vong nhanh, Ích Châu không phải đất tiến thủ, Gia Cát không có tài chiến lược”.
Gia Cát Lượng biết rõ, ông kiên trì Bắc phạt là muốn chuyển mâu thuẫn nội bộ của Thục Hán ra chiến tranh, dùng Bắc phạt để chấn hưng sĩ khí, quan trọng hơn là Gia Cát Lượng không muốn giao quyền quản lý chính trị cho ai, Ngụy Diên là mãnh tướng duy nhất của Thục Hán thời kỳ này, rất có thể là người kế thừa sự nghiệp Bắc phạt sau khi ông chết.
Gia Cát Lượng biết rõ Ngụy Diên sẽ không từ bỏ việc Bắc phạt; ông cũng rất hiểu Diên tự cao tự đại, luôn đặt mình cao nhất, nếu ông qua đời tất không coi bọn Dương Nghi ra gì, đám này tất sẽ phải theo Diên.
Với Gia Cát Lượng, việc quan trọng hàng đầu lúc đó là nhanh chóng đưa đại quân về Thành Đô để bảo vệ chính quyền Thục Hán. Chỉ có giữ được Thục Hán, sau này mới có cơ phục hưng nhà Hán. Đó là điều Gia Cát Lượng đau đáu tâm can, cho đến khi lâm chung vẫn nghĩ đến việc giữ lấy Thục Hán. Nhưng, 30 năm sau khi ông qua đời, Thục Hán đã bị diệt vong...
Tuy nhiên, Gia Cát Lượng rất hiểu Diên có tính tự cao tự đại, coi mình hơn người nhưng vì sợ uy danh Thừa tướng nên không dám làm bừa. Nếu Gia Cát Lượng qua đời thì Dương Nghi sao quản được Diên?
Cái chết oan ức
Ngụy Diên mưu phản là một đại nghi án của thời Tam Quốc. Đoạn lịch sử này có nhiều cách nói khác nhau: Có người cho rằng Diên là người trung thành, vô cớ bị hại chết; cũng có người cho Ngụy Diên là “loạn thần tặc tử”, bị giết là đáng; lại có người coi đó là cái vòng luẩn quẩn do Gia Cát Lượng... tự vẽ ra. Thế thì, Ngụy Diên rốt cục có mưu phản thật không?
Năm 223 sau Công Nguyên, Lưu Bị chết ở cung Vĩnh An, chính quyền Thục Hán bước vào một thời kỳ rắc rối đa sự. Mã Tốc bị chém vì để mất Nhai Đình, sau đến Lý Nghiêm bị phế, rồi Ngụy Diên mưu phản đã gây chấn động chính trường.
Về việc Ngụy Diên mưu phản, ấn tượng nhất có lẽ là do những mô tả trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” nói ông có cái “phản cốt” sau gáy, trước sau gì tất cũng làm phản. Thực tế có chuyện đó hay không?
Năm 234, Gia Cát Lượng Bắc phạt lần thứ 5, do mệt mỏi lao lực sinh bệnh, chết trong doanh trại ở Ngũ Trượng Nguyên. Theo “Tam Quốc Chí. Ngụy Diên truyện”, trước khi chết, Gia Cát Lượng bí mật triệu tập Dương Nghi, Khương Duy, Phí Vĩ rồi di mệnh: Sau khi ông chết, không nên tiếp tục Bắc phạt mà rút hết quân về Thục; khi rút, để Ngụy Diên đi đoạn hậu rồi đến Khương Duy.
Khổng Minh dặn “nếu Diên không phục tùng mệnh lệnh thì kệ hắn, cứ việc rút quân”. Sau khi Gia Cát Lượng tắt thở, Phí Vĩ truyền đạt mệnh lệnh cho Diên, quả nhiên Diên nhảy dựng lên: “Bắt ta đoạn hậu ư? Không được! Thừa tướng chết, nhưng Ngụy Diên ta còn đây, sẽ tiếp tục lãnh đạo quân đội Bắc phạt.
Vì sao một người chết mà phải gác lại việc lớn của thiên hạ? Mà Ngụy Diên ta cớ gì phải đoạn hậu cho Dương Nghi kia chứ?” rồi kiên quyết yêu cầu Phí Vĩ tiếp tục Bắc phạt. Vĩ lấy cớ đi khuyên bảo Dương Nghi, nhảy lên ngựa quay đầu chạy biến.
Ngụy Diên khi đó mới nghĩ ra là không nên thả cho Phí Vĩ đi, vội cho thám tử dò xét. Thám tử về báo Dương Nghi tuân theo sắp đặt của Gia Cát Lượng, đã dẫn đại quân rút về Thành Đô.
Ngụy Diên nộ hỏa xung thiên: “Ngươi rút, ta cũng rút!” Thế là Diên dẫn quân chạy về phía Nam vượt lên trước đoàn quân của Nghi, vừa chạy vừa phá cầu, về đến cửa Nam Cốc. Dương Nghi trên đường dẫn quân rút lui thấy cầu đều bị phá, hai người tích oán đã lâu nay càng thêm chồng chất; thế là đều viết thư gửi về triều đình tố cáo đối phương mưu phản.
Hai bức thư tố cáo nhau đều tới tay hậu chủ Lưu Thiền. Lưu Thiền xem thư không hiểu, bèn hỏi Đổng Doãn, Tưởng Uyển: Rốt cục ai là kẻ mưu phản? Hai người nói: “Bệ hạ! Thần dám đảm bảo chắc chắn Dương Nghi không mưu phản; còn Ngụy Diên có phản hay không thì không dám chắc”.
Thế là Lưu Thiền lệnh cho Tưởng Uyển dẫn quân túc vệ lên phía Bắc chặn Ngụy Diên, Dương Nghi cũng dẫn quân xuống phía Nam truy kích Diên. Hai đạo quân vây chặt quân của Diên ở cửa Nam Cốc.
Ngụy Diên dẫn mấy tướng tâm phúc chạy đến Hán Trung, bị Mã Đại giết chết, xách thủ cấp đến dâng trước mặt Dương Nghi. Dương Nghi quẳng đầu Ngụy Diên xuống đất, dùng chân đạp, sau đó tru di tam tộc Ngụy Diên.
Phản biến thực chất là nội loạn
Nhà bình luận Tam Quốc nổi tiếng Trung Quốc Dịch Trung Thiên cho rằng, phán xét Ngụy Diên mưu phản là “vô duyên vô cớ, chẳng có bằng chứng, không hợp logic”.
Phục tùng là thiên chức của quân nhân, nếu Gia Cát Lượng đã hạ lệnh đoạn hậu, thì Diên phải phục tùng, sao có thể tự hành động, kéo quân về phía Nam? Định rút về Thành Đô hay muốn lật đổ chính quyền Thục Hán?
Chẳng ai làm rõ được! Mà vì sao lại phá đường rút của Dương Nghi bởi dễ khiến hiểu lầm Ngụy Diên mưu phản. Để tránh Dương Nghi cứu giá mới phá hoại cầu đường. Vì vậy Ngụy Diên đã bị vu vạ một cách vô cớ.
Càng không hợp logic ở chỗ Ngụy Diên lúc đó cả về tài năng thực lực đều thiếu, không đủ để xưng vương xưng đế. Nếu mưu phản, Diên chỉ có theo hàng Tào Ngụy và phải chạy ngay sang phía đối diện, chẳng có lý do gì phải dẫn quân Nam hạ.
Cho nên Trần Thọ suy đoán: Bản ý Ngụy Diên không phải hàng Tào Ngụy mà muốn giết chết Dương Nghi. Với vị trí, uy danh, công lao của Ngụy Diên khi đó, nếu giết Dương Nghi thì chỉ có Diên là người kế tục Gia Cát Lượng; như thế thì có thể tiếp tục Bắc phạt. Vì thế có thể kết luận: Vụ án Ngụy Diên không phải là mưu phản mà là nội loạn, là chuyện mâu thuẫn nội bộ giữa Ngụy Diên và Dương Nghi!
Dương Nghi sau khi rút về Thành Đô rất tự đắc, cho rằng mình dẫn được quân đội bình an trở về theo ý Thừa tướng, lại giết được Ngụy Diên, vất vả mà không được thưởng công, cần phải được thăng quan gia tước.
Thế nhưng, người được chọn kế thừa chức vụ Gia Cát Lượng lại là Tưởng Uyển thua kém mình, Dương Nghi bị cho ngồi chơi xơi nước, chẳng quyền lực cũng không có quân, nên bụng đầy oán giận. Khi Phí Vĩ đến an ủi, Dương Nghi nói ra miệng: “Biết thế này, chẳng thà theo Ngụy Diên tạo phản cho xong”.
Phí Vĩ đem những lời đó về báo triều đình trao cho Nghi chức tước cao hơn, Dương Nghi vẫn không an phận, tiếp tục oán trách, phỉ báng triều đình, cuối cùng tự sát mà chết. Cho nên kết quả của mối bất hòa Ngụy Diên – Dương Nghi là cả hai cùng chết.
Ai chịu trách nhiệm về cái chết của Ngụy Diên?
Các nhà sử học phần lớn đều cho rằng Dương Nghi là kẻ phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án oan Ngụy Diên do ân oán cá nhân, giết chết một đại tướng của nước Thục, tội lớn hơn tội Diên nhiều. Ngụy Diên lập nhiều công lao to lớn với chính quyền Thục Hán, không có sai sót gì, chịu tiếng xấu oan ức, thậm chí bị tru di tam tộc, lượng hình nặng đến thế đều do một tay Dương Nghi mà ra.
Nhưng Dương Nghi cũng oan ức vì chỉ triệt thoái theo lệnh của Gia Cát Lượng. Thế thì trách nhiệm thuộc về Ngụy Diên sao?. Theo “Tam Quốc Chí. Ngụy Diên truyện”, Bùi Tùng Chi chú dẫn sách “Ngụy lược” cho biết, Gia Cát Lượng cũng trao cho Ngụy Diên một mật lệnh, cho Diên thay chức ông để đưa tang về Thành Đô.
Thế thì trách nhiệm phải truy đến Gia Cát Lượng: Cố ý ra hai mật lệnh, chẳng phải nhằm xúi hai bên chống nhau sao? Cho nên có sử gia cho rằng, vụ án oan Ngụy Diên là do Gia Cát Lượng một tay dựng lên.
Nhưng học giả Dịch Trung Thiên cho rằng, cách nói của “Ngụy lược” không đáng tin, Bùi Tùng Chi cũng chỉ viết “Đó là tin từ phía nước địch”. Bởi Ngụy Diên không ở bên cạnh, sao Diên có thể hộ tống linh cữu Gia Cát Lượng về Nam?
Vả lại theo “Ngụy lược”, sau khi Ngụy Diên về đến cửa Nam Cốc, Dương Nghi dâng thư nói Diên chuẩn bị đầu hàng Tào Ngụy. Nếu muốn hàng Tào thì phải đi ngược lên phía Bắc chứ sao lại xuống phía Nam? Vì vậy cũng không thể nói Gia Cát Lượng đã hoạch định vụ án oan này được.
Vụ án Ngụy Diên mưu phản rốt cục là thế nào, cần phải quay lại phân tích di mệnh của Gia Cát Lượng. Vì sao ông ra lệnh để Diên đoạn hậu? Có ý kiến nói là bởi giữa hai người có bất đồng về quân sự. Ngụy Diên từng đề xuất với Gia Cát Lượng mưu kế đi tắt qua hang Tý Ngọ. Đó là một “kỳ mưu” chiến lược, chẳng khác nào Hàn Tín “ám độ Trần Thương” khi xưa, tuy mạo hiểm nhưng “xuất kỳ chế thắng”. Thế nhưng Gia Cát Lượng không dùng mưu đó.
Bắc phạt là sự nghiệp quan trọng của Gia Cát Lượng sau khi Lưu Bị chết, nhưng sự nghiệp đó dây dưa mãi không thành. Dịch Trung Thiên cho rằng: Bắc phạt không thể thắng lợi được do 3 nguyên do: “Tào Ngụy không thể suy vong nhanh, Ích Châu không phải đất tiến thủ, Gia Cát không có tài chiến lược”.
Gia Cát Lượng biết rõ, ông kiên trì Bắc phạt là muốn chuyển mâu thuẫn nội bộ của Thục Hán ra chiến tranh, dùng Bắc phạt để chấn hưng sĩ khí, quan trọng hơn là Gia Cát Lượng không muốn giao quyền quản lý chính trị cho ai, Ngụy Diên là mãnh tướng duy nhất của Thục Hán thời kỳ này, rất có thể là người kế thừa sự nghiệp Bắc phạt sau khi ông chết.
Gia Cát Lượng biết rõ Ngụy Diên sẽ không từ bỏ việc Bắc phạt; ông cũng rất hiểu Diên tự cao tự đại, luôn đặt mình cao nhất, nếu ông qua đời tất không coi bọn Dương Nghi ra gì, đám này tất sẽ phải theo Diên.
Với Gia Cát Lượng, việc quan trọng hàng đầu lúc đó là nhanh chóng đưa đại quân về Thành Đô để bảo vệ chính quyền Thục Hán. Chỉ có giữ được Thục Hán, sau này mới có cơ phục hưng nhà Hán. Đó là điều Gia Cát Lượng đau đáu tâm can, cho đến khi lâm chung vẫn nghĩ đến việc giữ lấy Thục Hán. Nhưng, 30 năm sau khi ông qua đời, Thục Hán đã bị diệt vong...
GoAR - Using iPhone camera to find Pokemon
Trinh Thanh
04:56
No comments
Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016
Google xây dựng tuyến cáp quang biển mới, đứt cáp sẽ không còn là mối lo ngại
Trinh Thanh
11:58
No comments
Tuyến cáp quang mới sẽ mang tên Faster với năng lực truyền tải dữ liệu cao nhất lên đến 60 terabyte/s.
Vừa qua, Google đã phối hợp cùng với 5 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Châu Á bao gồm China Mobile International, China Telecom Global (Trung Quốc), Global Transit (Malaysia), KDDI (Nhật) và SingTel (Singapore) nhằm xây dựng một tuyến cáp quang ngầm dưới biển từ Mỹ đến Nhật để tăng băng thông truy cập mạng của người dùng Internet tại nhiều nơi trên thế giới. Tuyến cáp quang mới sẽ mang tên Faster với năng lực truyền tải dữ liệu cao nhất lên đến 60 terabyte/s.
Working on undersea cable
Faster sẽ giúp các công ty kết nối các trung tâm dữ liệu của mình ở Mỹ và ở Châu Á hiệu quả hơn cũng như hỗ trợ nhu cầu trao đổi dữ liệu trong nội bộ Google xuyên qua nhiều châu lục. Ngoài ra, việc xây dựng Faster sẽ có thể tăng tốc độ kết nối Internet cho châu Á và toàn thế giới bên cạnh kết nối riêng giữa Nhật Bản và Mỹ. Đồng nghĩa rằng tình trạng đau đầu và bực mình khi lướt web mỗi đứt cáp của người dùng Việt sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Faster đã bắt đầu được xây dưng và dự kiến sẽ hoàn tất trong năm 2016 với tổng số vốn đầu tư lên tới 300 triệu USD.
Theo Trí Thức Trẻ
Tham khảo: Engadget
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016
Giải mã thời Tam quốc: Tôn Kiên và thực hư chuyện ngọc tỷ
Trinh Thanh
12:38
No comments
TPO - Cuộc chiến với Đổng Trác đã giúp nâng tầm vóc của Tôn Kiên lên hàng một năng thần. Tham gia liên quân phạt Đổng, Tôn Kiên đã cho cả thiên hạ thấy rằng, thế nào mới là một trung thần mẫu mực, thế nào mới là một thần tử đúng nghĩa.
Phê Viên Thuật, diệt Vương Duệ, chém Trương Tư
Trong liên quân Quan Đông chỉ có hai người thật lòng muốn đánh Đổng Trác trừ hại cho thiên hạ là Tôn Kiên và Tào Tháo, nhưng hai người này cũng gặp không ít gian nan. Nếu như Tào Tháo hô hào không được ai hưởng ứng, xuất kế đánh địch không có ai ủng hộ, bị đám chư hầu “chỉ biết nói suông” kia làm cho tức chết, thì Tôn Kiên cũng không khá hơn. Ông bị đám người cùng trận tuyến khinh thường coi rẻ, không cấp quân lương, không hỗ trợ.
Thế nhưng cách mà Tào-Tôn phản ứng lại cũng khác nhau. Tào Tháo nói không ai nghe cũng không biết làm sao, thua trận thì quay về căn cứ. Còn Tôn Kiên thua thì phải đánh cho thắng mới dừng, kẻ nào không chịu hỗ trợ, không chịu phối hợp thì phê bình nghiêm khắc, thậm chí tiêu diệt!
Tác phong táo bạo quyết đoán và triệt để này chính là đặc trưng của Tôn Kiên, mà sau này cũng được Tôn gia kế thừa. Viên huyện lại mười bảy tuổi Tôn Kiên ở sông Tiền Đường năm nào dám một mình hù dọa cả trăm tên hải tặc, viên Tư mã Tôn Văn Đài dũng cảm xung phong leo lên thành trì phá giặc làm gương cho binh sĩ, cũng phảng phất cái oai hùng dũng liệt của Tiểu Bá Vương Tôn Sách một ngựa một thương tung hoành Giang Đông sau này.
Với cá tính quyết liệt và triệt để đó, ai dám cản trở quyết tâm của Tôn Kiên đương nhiên sẽ bị tiêu diệt. Thứ sử Kinh Châu Vương Duệ dám “nói năng vô lễ”, Thái thú Nam Dương Trương Tư “đường xá chưa tu sửa, quân tư trang không đầy đủ”, “không cấp quân lương” [1], đều bị Kiên giết chết. Một kẻ có quyền lực khác, quân hàm rất cao, gia thế rất mạnh là Hậu Tướng quân Viên Thuật cũng bị Kiên phê bình nghiêm khắc.
Vốn là sau Tôn Kiên khi đại phá Đổng Trác, chém đầu Hoa Hùng ở Dương Nhân, thì Viên Thuật nghe lời gièm pha của người khác nên không chuyển quân lương cho Kiên nữa. Tôn Kiên hết sức quyết liệt và khẩn trương, ngay trong đêm phi ngựa hơn trăm dặm (hơn 50 km) về Lỗ Dương trách cứ Viên Thuật, lời lẽ hết sức minh bạch rõ ràng: “Ta sở dĩ đem thân xông xáo chẳng hề đoái hoài đến mình” như vậy là có hai lí do: “trên vì quốc gia đánh giặc”, mà “dưới vì tư thù của gia tộc tướng quân” (Đổng Trác nghe tin Viên Thiệu là thủ lĩnh quân Quan Đông liền giết hết họ hàng của Thiệu và Thuật, trong đó có cả Thái phó Viên Ngỗi). Ấy vậy mà “tướng quân lại nghe lời gièm, khiến chúng ta ngờ vực lẫn nhau” [1]. Phê bình có tình có lý như thế khiến Viên Thuật không nói gì được, đành “rất áy náy” mà điều phát quân lương trở lại cho Kiên.
Có thể nói trong liên quân phạt Đổng khi đó, Tôn Kiên đã tỏa sáng rực rỡ, không chỉ nhờ võ công mà còn do văn chí, lên ngựa không chỉ biết đánh thắng, xuống ngựa còn biết tạo lập chuẩn mực, chỉ ra cái sai, phê bình góp ý. Kiên đã cho cả thiên hạ thấy rằng, thế nào mới là một trung thần mẫu mực, thế nào mới là một thần tử đúng nghĩa.
Nếu như Tào Tháo trong giai đoạn này còn được đánh giá là năng thần, Tôn Kiên tại sao không thể là năng thần?
Tôn Kiên rõ ràng chính là một năng thần mẫu mực. Chỉ là ông ta gặp chút rắc rối về vấn đề ngọc tỉ.
Thực hư chuyện ngọc tỉ
Đổng Trác cầu hòa với Tôn Kiên không xong, bèn rút khỏi Lạc Dương chạy về Trường An. Trước khi đi Trác còn làm một chuyện tệ hại là “đốt cháy cung thất, đào bới lăng mộ, lấy hết vật báu”, khiến cho “cựu kinh rỗng không hoang tàn, trong vòng mấy trăm dặm không hề có khói lửa”. Vị trung thần Tôn Kiên vào Lạc Dương nhìn thấy cảnh ấy, không cầm lòng được đã “buồn bã rơi nước mắt”, rồi sau đó Kiên “tu bổ lăng mộ”, “quét dọn tông miếu”, “sửa sang lại việc tế tự” [1]. Tôn Kiên đã làm tất cả những gì có thể để vãn hồi lại mặt mũi cho một vương triều Hán vốn đã bị Đổng Trác tàn phá đến không còn chút thể diện. Đó cũng là hoàn cảnh của câu chuyện ngọc tỉ.
“Tam Quốc Chí - Tôn Phá Lỗ, Thảo Nghịch truyện” có trích một đoạn từ “Ngô thư” nói quân của Tôn Kiên tìm thấy trong giếng Chân Quan một cái “ấn ngọc truyền quốc” có khắc tám chữ “Thụ mệnh vu thiên, ký thọ vĩnh xương” [2]; cũng trích “Sơn Dương công tái ký” nói rằng khi Viên Thuật sắp tiếm hiệu, đã uy hiếp mẹ của Kiên để đoạt lấy ấn ngọc này. Như vậy, câu chuyện Tôn Kiên âm thầm chiếm giữ ngọc tỉ phải chăng là có thật?
Phần “chú” của Bùi Tùng Chi trong Tam Quốc Chí còn cung cấp tài liệu từ nhiều nguồn khác. Chẳng hạn, sách “Chí lâm” của Ngu Hỷ chép rằng ấn ngọc của Thiên tử thật ra có đến sáu cái, chữ khắc trên đó lần lượt là “Hoàng đế chi tỉ”, “Hoàng đế hành tỉ”, “Hoàng đế tín tỉ”, “Thiên tử chi tỉ”, “Thiên tử hành tỉ”, “Thiên tử tín tỉ”. Như vậy số lượng và chữ khắc trên ngọc tỉ đều khác so với ấn ngọc mà Tôn Kiên thu được, liệu ấn mà Tôn Kiên thu được có đúng là ngọc tỉ hay chỉ là một loại ấn khác?
Sách “Hán cung” của họ Ứng thì chữ khắc trên ngọc tỉ truyền quốc lại là “Thụ mệnh vu thiên, ký thọ thả khang” [3], cũng khác với cái ấn ở Lạc Dương, vậy có phải Tôn Kiên đã bị oan?
Chính vì sự việc còn không rõ ràng, các sách chép khác nhau, nên Trần Thọ trong phần chính văn của Tam Quốc Chí đã không đưa chi tiết Tôn Kiên giấu ngọc tỉ vào trong bộ sử này. Thực hư ra sao, có lẽ khó có đáp án chính xác. Nhưng trong phần “chú” của Tam Quốc Chí, Bùi Tùng Chi có bàn về dữ liệu trong “Ngô thư” (bộ sử về nhà Ngô) rằng “Sử quan nước Ngô muốn làm rạng rỡ cho nước mình, nhưng chẳng biết là đã làm tổn hại đến cái đức tốt của Kiên” (tức là có khả năng “Ngô thư” đã thêm thắt chi tiết ngọc tỉ vào – NV), có thể xem là một lí giải phù hợp vậy.
Tiên chủ của Giang Đông
Tôn Kiên từng một lần rơi nước mắt khi chứng kiến đô thành Lạc Dương bị Đổng Trác tàn phá. Còn có lần thứ hai “mãnh hổ Giang Đông” này rơi lệ, là khi Viên Thiệu phái người đến đánh Kiên để tranh giành Dự Châu. Đổng tặc ở Trường An còn chưa phá được thì các chư hầu đã lo vun vén cơ đồ riêng, khiến cho Kiên phải bùi ngùi mà than rằng: “Cùng cất nghĩa binh, cứu giúp xã tắc. Nghịch tặc sắp bị phá mà mọi người như thế, ta sẽ hợp sức với ai đây!”.
Mười tám lộ chư hầu phạt Đổng là một cột mốc khiến cho nhiều người lột bỏ lớp mặt nạ, cũng sẽ khiến cho nhiều người thay đổi tâm tư. Tào Tháo từ một năng thần dần dần biến thành gian hùng. Viên Thiệu, Viên Thuật vốn mang danh trung thần rồi sẽ từ từ hóa thành kiêu hùng, bộc lộ dã tâm. Còn Tôn Kiên – một anh hùng đúng nghĩa cho đến thời điểm ấy, lại bối rối không biết về đâu, theo ai. Và cũng tại thời điểm ấy, Kiên bất hạnh qua đời, chết vì trúng phục binh của Hoàng Tổ khi dám “một mình một ngựa” [1] đi qua Hiện Sơn. Chiến tướng “lấy một cản trăm” năm xưa nay phải bỏ mình cũng vì sự táo bạo đã thành thói quen đó, cái chết ấy cũng không khác chuyện Tôn Sách sau này đi một mình rồi bị ám sát là bao. Dũng cảm quyết đoán, đến mức liều lĩnh khích liệt, để rồi chết trẻ, sự nghiệp dang dở, để lại bao nuối tiếc… âu cũng là một loại lựa chọn, một kiểu số phận của hai cha con Tôn Kiên – Tôn Sách vậy.
Tôn Kiên chết nhưng cơ nghiệp Giang Đông lại chỉ mới bắt đầu. Mãnh hổ mất đi nhưng vẫn còn đó bộ khúc và tướng sĩ trung thành. Chính lực lượng này sẽ là tiền đề cho Tôn Sách chinh phạt khắp miền Đông Nam về sau. Danh tiếng và uy vọng của Tôn Kiên cũng chính là cơ sở để người tài theo về với Tôn gia. Cơ nghiệp Giang Đông đã được xây nên từ những viên gạch đầu tiên như thế.
Đất Giang Đông không chỉ có mãnh hổ Tôn Kiên, Tiểu Bá Vương Tôn Sách hay Ngô chủ Tôn Quyền, mà còn có một Tôn Thượng Hương tuyệt sắc và cũng không kém phần oai hùng, về sau được gả cho chủ nhân Thục Hán – Lưu Bị. Cuộc hôn nhân này có gì đặc biệt?
Chú thích và tham khảo:
[1] Tam Quốc Chí – Tôn Phá Lỗ, Thảo Nghịch truyện (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).
[2] Tức “nhận mệnh trời ban, thọ lâu vĩnh viễn”.
[3] Tức “nhận mệnh trời ban, thọ lâu khỏe mạnh”.
Trong liên quân Quan Đông chỉ có hai người thật lòng muốn đánh Đổng Trác trừ hại cho thiên hạ là Tôn Kiên và Tào Tháo.
Phê Viên Thuật, diệt Vương Duệ, chém Trương Tư
Trong liên quân Quan Đông chỉ có hai người thật lòng muốn đánh Đổng Trác trừ hại cho thiên hạ là Tôn Kiên và Tào Tháo, nhưng hai người này cũng gặp không ít gian nan. Nếu như Tào Tháo hô hào không được ai hưởng ứng, xuất kế đánh địch không có ai ủng hộ, bị đám chư hầu “chỉ biết nói suông” kia làm cho tức chết, thì Tôn Kiên cũng không khá hơn. Ông bị đám người cùng trận tuyến khinh thường coi rẻ, không cấp quân lương, không hỗ trợ.
Thế nhưng cách mà Tào-Tôn phản ứng lại cũng khác nhau. Tào Tháo nói không ai nghe cũng không biết làm sao, thua trận thì quay về căn cứ. Còn Tôn Kiên thua thì phải đánh cho thắng mới dừng, kẻ nào không chịu hỗ trợ, không chịu phối hợp thì phê bình nghiêm khắc, thậm chí tiêu diệt!
Tác phong táo bạo quyết đoán và triệt để này chính là đặc trưng của Tôn Kiên, mà sau này cũng được Tôn gia kế thừa. Viên huyện lại mười bảy tuổi Tôn Kiên ở sông Tiền Đường năm nào dám một mình hù dọa cả trăm tên hải tặc, viên Tư mã Tôn Văn Đài dũng cảm xung phong leo lên thành trì phá giặc làm gương cho binh sĩ, cũng phảng phất cái oai hùng dũng liệt của Tiểu Bá Vương Tôn Sách một ngựa một thương tung hoành Giang Đông sau này.
Với cá tính quyết liệt và triệt để đó, ai dám cản trở quyết tâm của Tôn Kiên đương nhiên sẽ bị tiêu diệt. Thứ sử Kinh Châu Vương Duệ dám “nói năng vô lễ”, Thái thú Nam Dương Trương Tư “đường xá chưa tu sửa, quân tư trang không đầy đủ”, “không cấp quân lương” [1], đều bị Kiên giết chết. Một kẻ có quyền lực khác, quân hàm rất cao, gia thế rất mạnh là Hậu Tướng quân Viên Thuật cũng bị Kiên phê bình nghiêm khắc.
Vốn là sau Tôn Kiên khi đại phá Đổng Trác, chém đầu Hoa Hùng ở Dương Nhân, thì Viên Thuật nghe lời gièm pha của người khác nên không chuyển quân lương cho Kiên nữa. Tôn Kiên hết sức quyết liệt và khẩn trương, ngay trong đêm phi ngựa hơn trăm dặm (hơn 50 km) về Lỗ Dương trách cứ Viên Thuật, lời lẽ hết sức minh bạch rõ ràng: “Ta sở dĩ đem thân xông xáo chẳng hề đoái hoài đến mình” như vậy là có hai lí do: “trên vì quốc gia đánh giặc”, mà “dưới vì tư thù của gia tộc tướng quân” (Đổng Trác nghe tin Viên Thiệu là thủ lĩnh quân Quan Đông liền giết hết họ hàng của Thiệu và Thuật, trong đó có cả Thái phó Viên Ngỗi). Ấy vậy mà “tướng quân lại nghe lời gièm, khiến chúng ta ngờ vực lẫn nhau” [1]. Phê bình có tình có lý như thế khiến Viên Thuật không nói gì được, đành “rất áy náy” mà điều phát quân lương trở lại cho Kiên.
Có thể nói trong liên quân phạt Đổng khi đó, Tôn Kiên đã tỏa sáng rực rỡ, không chỉ nhờ võ công mà còn do văn chí, lên ngựa không chỉ biết đánh thắng, xuống ngựa còn biết tạo lập chuẩn mực, chỉ ra cái sai, phê bình góp ý. Kiên đã cho cả thiên hạ thấy rằng, thế nào mới là một trung thần mẫu mực, thế nào mới là một thần tử đúng nghĩa.
Nếu như Tào Tháo trong giai đoạn này còn được đánh giá là năng thần, Tôn Kiên tại sao không thể là năng thần?
Tôn Kiên rõ ràng chính là một năng thần mẫu mực. Chỉ là ông ta gặp chút rắc rối về vấn đề ngọc tỉ.
Thực hư chuyện ngọc tỉ
Đổng Trác cầu hòa với Tôn Kiên không xong, bèn rút khỏi Lạc Dương chạy về Trường An. Trước khi đi Trác còn làm một chuyện tệ hại là “đốt cháy cung thất, đào bới lăng mộ, lấy hết vật báu”, khiến cho “cựu kinh rỗng không hoang tàn, trong vòng mấy trăm dặm không hề có khói lửa”. Vị trung thần Tôn Kiên vào Lạc Dương nhìn thấy cảnh ấy, không cầm lòng được đã “buồn bã rơi nước mắt”, rồi sau đó Kiên “tu bổ lăng mộ”, “quét dọn tông miếu”, “sửa sang lại việc tế tự” [1]. Tôn Kiên đã làm tất cả những gì có thể để vãn hồi lại mặt mũi cho một vương triều Hán vốn đã bị Đổng Trác tàn phá đến không còn chút thể diện. Đó cũng là hoàn cảnh của câu chuyện ngọc tỉ.
“Tam Quốc Chí - Tôn Phá Lỗ, Thảo Nghịch truyện” có trích một đoạn từ “Ngô thư” nói quân của Tôn Kiên tìm thấy trong giếng Chân Quan một cái “ấn ngọc truyền quốc” có khắc tám chữ “Thụ mệnh vu thiên, ký thọ vĩnh xương” [2]; cũng trích “Sơn Dương công tái ký” nói rằng khi Viên Thuật sắp tiếm hiệu, đã uy hiếp mẹ của Kiên để đoạt lấy ấn ngọc này. Như vậy, câu chuyện Tôn Kiên âm thầm chiếm giữ ngọc tỉ phải chăng là có thật?
Phần “chú” của Bùi Tùng Chi trong Tam Quốc Chí còn cung cấp tài liệu từ nhiều nguồn khác. Chẳng hạn, sách “Chí lâm” của Ngu Hỷ chép rằng ấn ngọc của Thiên tử thật ra có đến sáu cái, chữ khắc trên đó lần lượt là “Hoàng đế chi tỉ”, “Hoàng đế hành tỉ”, “Hoàng đế tín tỉ”, “Thiên tử chi tỉ”, “Thiên tử hành tỉ”, “Thiên tử tín tỉ”. Như vậy số lượng và chữ khắc trên ngọc tỉ đều khác so với ấn ngọc mà Tôn Kiên thu được, liệu ấn mà Tôn Kiên thu được có đúng là ngọc tỉ hay chỉ là một loại ấn khác?
Sách “Hán cung” của họ Ứng thì chữ khắc trên ngọc tỉ truyền quốc lại là “Thụ mệnh vu thiên, ký thọ thả khang” [3], cũng khác với cái ấn ở Lạc Dương, vậy có phải Tôn Kiên đã bị oan?
Chính vì sự việc còn không rõ ràng, các sách chép khác nhau, nên Trần Thọ trong phần chính văn của Tam Quốc Chí đã không đưa chi tiết Tôn Kiên giấu ngọc tỉ vào trong bộ sử này. Thực hư ra sao, có lẽ khó có đáp án chính xác. Nhưng trong phần “chú” của Tam Quốc Chí, Bùi Tùng Chi có bàn về dữ liệu trong “Ngô thư” (bộ sử về nhà Ngô) rằng “Sử quan nước Ngô muốn làm rạng rỡ cho nước mình, nhưng chẳng biết là đã làm tổn hại đến cái đức tốt của Kiên” (tức là có khả năng “Ngô thư” đã thêm thắt chi tiết ngọc tỉ vào – NV), có thể xem là một lí giải phù hợp vậy.
Tiên chủ của Giang Đông
Tôn Kiên từng một lần rơi nước mắt khi chứng kiến đô thành Lạc Dương bị Đổng Trác tàn phá. Còn có lần thứ hai “mãnh hổ Giang Đông” này rơi lệ, là khi Viên Thiệu phái người đến đánh Kiên để tranh giành Dự Châu. Đổng tặc ở Trường An còn chưa phá được thì các chư hầu đã lo vun vén cơ đồ riêng, khiến cho Kiên phải bùi ngùi mà than rằng: “Cùng cất nghĩa binh, cứu giúp xã tắc. Nghịch tặc sắp bị phá mà mọi người như thế, ta sẽ hợp sức với ai đây!”.
Mười tám lộ chư hầu phạt Đổng là một cột mốc khiến cho nhiều người lột bỏ lớp mặt nạ, cũng sẽ khiến cho nhiều người thay đổi tâm tư. Tào Tháo từ một năng thần dần dần biến thành gian hùng. Viên Thiệu, Viên Thuật vốn mang danh trung thần rồi sẽ từ từ hóa thành kiêu hùng, bộc lộ dã tâm. Còn Tôn Kiên – một anh hùng đúng nghĩa cho đến thời điểm ấy, lại bối rối không biết về đâu, theo ai. Và cũng tại thời điểm ấy, Kiên bất hạnh qua đời, chết vì trúng phục binh của Hoàng Tổ khi dám “một mình một ngựa” [1] đi qua Hiện Sơn. Chiến tướng “lấy một cản trăm” năm xưa nay phải bỏ mình cũng vì sự táo bạo đã thành thói quen đó, cái chết ấy cũng không khác chuyện Tôn Sách sau này đi một mình rồi bị ám sát là bao. Dũng cảm quyết đoán, đến mức liều lĩnh khích liệt, để rồi chết trẻ, sự nghiệp dang dở, để lại bao nuối tiếc… âu cũng là một loại lựa chọn, một kiểu số phận của hai cha con Tôn Kiên – Tôn Sách vậy.
“Cùng cấp nghĩa binh, cứu giúp xã tắc. Nghịch tặc sắp bị phá mà mọi người như thế, ta sẽ hợp sức với ai đây!”
Đất Giang Đông không chỉ có mãnh hổ Tôn Kiên, Tiểu Bá Vương Tôn Sách hay Ngô chủ Tôn Quyền, mà còn có một Tôn Thượng Hương tuyệt sắc và cũng không kém phần oai hùng, về sau được gả cho chủ nhân Thục Hán – Lưu Bị. Cuộc hôn nhân này có gì đặc biệt?
Đón xem kỳ tới: Hôn nhân Tôn - Lưu: “Chồng gì anh, vợ gì tôi?”
Nguyễn Đỗ Thuyên
-----------------------------------------Chú thích và tham khảo:
[1] Tam Quốc Chí – Tôn Phá Lỗ, Thảo Nghịch truyện (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).
[2] Tức “nhận mệnh trời ban, thọ lâu vĩnh viễn”.
[3] Tức “nhận mệnh trời ban, thọ lâu khỏe mạnh”.
Top 5 đồ chơi ấn tượng nhất thế giới HD
Trinh Thanh
12:24
No comments
Tôn Ngộ Không truyện - Chi Bảo [Part1] HD
Trinh Thanh
12:22
No comments
Phim chiếu rạp: Phong Thần Bảng Truyền Kỳ [Vietsub] HD
Trinh Thanh
12:21
No comments
Những hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ [Thuyết minh - HD]
Trinh Thanh
12:14
No comments
Khám phá những hiện tượng thường thấy trong tự nhiên sẽ được khoa học giải thích kỹ càng như cực quang hay ánh nắng mặt trời. Tại sao chúng ta không nên phơi nắng và càng không nên "tắm" ánh nắng nhân tạo ??? Mời các bạn xem clip sẽ rõ
Điều gì sẽ xảy ra khi mặt trăng biến mất ???
Trinh Thanh
10:53
No comments
Điều gì sẽ xảy ra khi mặt trăng biến mất ??? . Bờ biển sẽ bị tấn công bởi các đợt sóng thần dữ dội. Nó biến vùng cực thành vùng nhiệt đới, Và xích đạo bị bao phủ bởi băng tuyết!. Và khiến nhiều loài vật mới được sinh ra cũng như nhiều loài sẽ tuyệt chủng.... và còn gì nữa????
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016
Người bất tử - (The Man from Earth ) [Vietsub] HD
Trinh Thanh
22:08
No comments
Phim người bất tử là bộ phim không nhiều kỹ xảo, không nhiều tình tiết lãng mạng, cũng như không nhiều pha hành động và diễn viên, nghe có vẻ nhàm chán, nhưng tin ad đi, khi các bạn (chưa xem qua) xem phim này sẽ không thể nào rời mắt khỏi màn hình. Review sơ sơ là phim kể về 1 chàng trai sống từ thời đồ đá củ tới tận bây giờ, anh ta không già không chết. Trong suốt 1400 năm anh ta từng gặp rất nhiều vĩ nhân trên thế giới (trong đó có cả đức phật).... Thôi các bạn xem phim sẽ rõ
Thám hiểm mặt trăng [Vietsub-HD]
Trinh Thanh
21:56
No comments
Để có được 1 căn cứ trên mặt trăng, Nasa và các nhà khoa học đã phải đến những vùng đất khô cằn để dựng 1 căn cứ thử nghiệm và họ đã sống và tập thích nghi trong điều kiện thiếu thốn và vắng bóng người!
Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016
Giải mã thời Tam quốc: Tôn Kiên – Khắc tinh của Đổng Trác
Trinh Thanh
21:24
No comments
TPO - Loạn thế Hán mạt, Khăn Vàng nổi dậy, Lương Châu binh biến... là cơ hội cho anh hùng tỏa sáng, cho bá chủ chuyển mình. Tôn Kiên đã làm được những gì trong thời kỳ đó?
Tiền kỳ Tam Quốc là giai đoạn cực kỳ sôi động, biến cố dồn dập, người tài lớp lớp. Giữa loạn thế, có người tìm được lý tưởng, có người thu được chiến công, có người chiếm được danh vọng, cũng có người đánh mất tất cả. Thật đúng là: “Ở đời muôn sự của chung/Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi”.
Vậy Tôn Kiên có anh hùng không, và đã anh hùng như thế nào? Đối thủ lớn nhất của Tôn Kiên là ai?
Dẹp Khăn Vàng, an Lương Châu, định Trường Sa, bình Kinh Nam
Thời Đông Hán, thế tộc lũng đoạn quan trường, người ta ra làm quan là nhờ vào quan hệ và tiến cử, cho nên dòng dõi là thứ tài sản quý giá nhất, mà danh tiếng là thứ vốn liếng quan trọng nhất. Nhờ danh tiếng tích lũy được trong hơn mười năm làm quan ở địa phương, đến năm Trung Bình thứ nhất (189), Tôn Kiên được Chu Tuấn – một trong ba tướng lĩnh chủ chốt chống Khăn Vàng (sau Hoàng Phủ Tung và Lư Thực) tiến cử làm Tá quân Tư mã để cùng tham gia bình định loạn Khăn Vàng.
Một người ôm đầy hoài bão như Tôn Văn Đài bước ra chiến trường chẳng khác nào rồng ra biển lớn, thỏa sức vẫy vùng. Triều đình Hán mạt suy yếu, quân đội chính quy ít ỏi vô cùng. Nhờ uy tín có được sau nhiều năm làm quan, Tôn Kiên bèn “mộ thêm các thương lữ và tinh binh ở vùng Hoài, Tứ, gom lại được hơn nghìn người”, lại được “những người trẻ tuổi ở quê quán đều nguyện đi theo” [1].
Một người ôm đầy hoài bão như Tôn Văn Đài bước ra chiến trường chẳng khác nào rồng ra biển lớn, thỏa sức vẫy vùng
Cầm số quân không tính là nhiều này, Kiên từ vùng Hoài Tứ đánh thẳng đến Nhữ Nam, Dĩnh Xuyên, khiến cho giặc phải “khốn quẫn, chạy vào giữ Uyển Thành”.
Tại mặt trận Nam Dương, Kiên lại càng uy dũng đi đầu ba quân, “đích thân đảm đương một mặt, trèo lên thành xông vào trước, binh sĩ bám theo như đàn kiến, sau cùng đại phá quân giặc” [1].
Chiến công này giúp Kiên được thăng làm Biệt bộ Tư mã, cũng giúp ghi lại ấn tượng tốt trong lòng giới quân đội Đông Hán. Bởi thế nên hai năm sau (189), khi Biên Chương, Hàn Toại làm loạn ở Lương Châu và người phụ trách đánh dẹp là Đổng Trác thất bại (lúc này Trác mới chỉ là Trung lang tướng), thì Xa kỵ Tướng quân Trương Ôn đã quyết định “dâng biểu xin cho Kiên giúp tham mưu việc quân”, hỗ trợ mình ở chiến trường phía Tây. Mà sau chiến dịch đó, Tôn Kiên cũng được chọn đi bình định quân phản loạn của Khu Tinh ở Trường Sa. Chỉ trong một tháng dẹp yên Khu Tinh, Tôn Kiên cũng tiêu diệt nốt phản quân Chu Triêu, Quách Thạch ở Linh Lăng, Quế Dương cạnh đó, hoàn toàn an định xong ba quận Kinh Nam (tức phía Nam Kinh Châu).
Giai đoạn này, Tôn Kiên quả thật là vị “phúc tướng” của Đông Hán, cần mẫn siêng năng, hễ gọi là đi, đánh khắp từ khu vực Trung Nguyên lên đến biên cương phía Tây, lại chạy về bình định phía Nam, mà hễ đánh là toàn thắng.
Khắc tinh của Đổng Trác
Lập vô số quân công trong thời gian ngắn ngủi mấy năm, Tôn Kiên được thăng làm Thái thú Trường Sa, chính thức bước vào hàng ngũ những nhân vật có thực lực trong thiên hạ khi ấy. Nhưng cái mà Tôn Kiên lấy được không phải chỉ có chức tước hoặc địa bàn, mà còn là danh vọng và sự tôn trọng. Và kẻ mà Tôn Kiên đối đầu, không chỉ có giặc cướp hay phản quân, mà còn là một quân phiệt trong tương lai sẽ hoành hành điên đảo: Đổng Trác!
Sau loạn Lương Châu, Biên Chương, Hàn Toại nghe đại quân đến, “bè đảng tự tan, đều xin hàng”, dư luận trong triều đình cho rằng “quân chưa lâm địch, không thể định công ban thưởng” [1]; thế nhưng uy tín của Tôn Kiên vẫn tăng vùn vụt, đó là vì hành động kể tội Đổng Trác.
Trước khi Trương Ôn và Tôn Kiên đến Lương Châu, Đổng Trác đối với phản quân Biên Chương, Hàn Toại không thể hiện được gì nhiều. Khi đại quân của Trương Ôn đến hỗ trợ, thái độ của Đổng Trác cũng không lấy gì làm vui vẻ, thậm chí còn chậm chạp, rất lâu sau mới đến báo cáo quân tình. Đối với một người đầy nhiệt huyết, nghiêm túc và có trách nhiệm như Tôn Kiên, đây là điều không thể chấp nhận. Kiên đã vạch ra ba tội đáng chém đầu của Đổng Trác:
- Trác “khinh mạn vô lễ với người trên”, không coi cấp trên (Trương Ôn) ra gì.
- Trác tiến binh trì trệ, ngăn cản quân lính chinh phạt phản nghịch, có dấu hiệu không muốn đánh, làm dao động quân tâm (“Chương, Toại cứng đầu ngang ngược nhiều năm, đáng ra phải kịp thời đánh dẹp, mà Trác nói là chưa nên, lại cản trở quân binh làm mọi người nghi hoặc”).
- Trác “vâng mệnh nhận trách nhiệm mà không có công, ứng mệnh triệu thì dềnh dàng chậm trễ, lại nghênh ngang tự kiêu”.
Dù Trương Ôn e ngại danh tiếng của Đổng Trác ở Lương Châu quá lớn nên không ra tay, nhưng chuyện Tôn Kiên vạch tội Đổng Trác đã khiến cho triều đình “chẳng ai không tán thưởng” [1].
Sau này, khi Đổng Trác làm loạn triều cương, quan viên triều đình nhớ lại chuyện này ắt hẳn phải rất tiếc nuối vì không sớm diệt trừ một mầm loạn dẫu cho đã có người mắt sáng giúp chỉ ra mầm loạn đó. Nhưng chắc chắn là Đổng Trác cũng không vui vẻ gì khi có một kẻ địch như Tôn Kiên.
Không chỉ bị vạch tội, sau khi liên quân phạt Đổng hình thành, Tôn Kiên cũng chính là đối thủ đáng sợ nhất của Đổng Trác.
Trong liên quân Quan Đông chỉ có hai người thật lòng muốn phạt Đổng là Tôn Kiên và Tào Tháo. Nếu như Tào Tháo đánh đâu thua đó, là bại tướng của Từ Vinh; thì các kiêu tướng của Trác như Hồ Chẩn, Lữ Bố, Hoa Hùng lại đều thất thủ trước Tôn Kiên, mà Hoa Hùng cũng là do Tôn Kiên tiêu diệt, chứ không phải bị Quan Vũ chém đầu như Tam Quốc Diễn Nghĩa từng kể.
Chính miệng Đổng Trác cũng phải thừa nhận (dù miễn cưỡng) rằng “quân Quan Đông bị thua mấy lần rồi”, đều phải úy kỵ Trác chứ không thể làm gì được; chỉ riêng có Tôn Kiên là “cũng hơi có tài dùng người”, “đại để cái kiến giải của hắn tương đồng với Cô [2]”.
Úy kỵ cái dũng mãnh tráng liệt của Kiên, Đổng Trác đã phái Lý Thôi đến xin cầu hòa và kết thân với Tôn Kiên, “cho Kiên sắp xếp con em thân sơ của mình vào các chức Thứ sử, Quận thú, hứa sẽ dâng biểu bổ dụng họ”. Đây quả là cơ hội tốt nếu muốn gia tăng lực lượng, tăng cường phe cánh cho bản thân và gia tộc.
Nhưng không may cho họ Đổng vì Tôn Kiên không phải loại người như vậy. Lời tuyên bố của Kiên đã nói lên tất cả: “Trác trái trời vô đạo, khuất lật vương thất, nay không giết được ba họ nhà hắn để bố cáo thiên hạ thì ta chết không nhắm mắt, há lại cùng hắn hòa thân sao!”
Cuộc chiến với Đổng Trác đã giúp nâng tầm vóc của Tôn Kiên lên hàng một năng thần. Tham gia liên quân phạt Đổng, Tôn Kiên đã cho cả thiên hạ thấy rằng, thế nào mới là một trung thần mẫu mực, thế nào mới là một thần tử đúng nghĩa. Đó cũng là lúc, nền móng cho một thế lực mới tại Giang Đông dần dần được định hình. Đón xem kỳ tới: Tôn Kiên – năng thần của Đông Hán, tiên chủ của Giang Đông
....................................
Chú thích và tham khảo:
+ [1] Tam Quốc Chí – Tôn Phá Lỗ, Thảo Nghịch truyện (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).
+ [2] “Cô” – cũng như “cô vương” hoặc “quả nhân” là cách tự xưng khiêm tốn của của bậc vua các nước chư hầu thời phong kiến (như Tôn Quyền về sau cũng cắt đấy làm vương, xưng “cô”). Đổng Trác tự xưng Cô là có ý coi mình như đứng đầu một nước chư hầu.
Tạo hình điện ảnh nhân vật Tôn Kiên.
Tiền kỳ Tam Quốc là giai đoạn cực kỳ sôi động, biến cố dồn dập, người tài lớp lớp. Giữa loạn thế, có người tìm được lý tưởng, có người thu được chiến công, có người chiếm được danh vọng, cũng có người đánh mất tất cả. Thật đúng là: “Ở đời muôn sự của chung/Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi”.
Vậy Tôn Kiên có anh hùng không, và đã anh hùng như thế nào? Đối thủ lớn nhất của Tôn Kiên là ai?
Dẹp Khăn Vàng, an Lương Châu, định Trường Sa, bình Kinh Nam
Thời Đông Hán, thế tộc lũng đoạn quan trường, người ta ra làm quan là nhờ vào quan hệ và tiến cử, cho nên dòng dõi là thứ tài sản quý giá nhất, mà danh tiếng là thứ vốn liếng quan trọng nhất. Nhờ danh tiếng tích lũy được trong hơn mười năm làm quan ở địa phương, đến năm Trung Bình thứ nhất (189), Tôn Kiên được Chu Tuấn – một trong ba tướng lĩnh chủ chốt chống Khăn Vàng (sau Hoàng Phủ Tung và Lư Thực) tiến cử làm Tá quân Tư mã để cùng tham gia bình định loạn Khăn Vàng.
Một người ôm đầy hoài bão như Tôn Văn Đài bước ra chiến trường chẳng khác nào rồng ra biển lớn, thỏa sức vẫy vùng. Triều đình Hán mạt suy yếu, quân đội chính quy ít ỏi vô cùng. Nhờ uy tín có được sau nhiều năm làm quan, Tôn Kiên bèn “mộ thêm các thương lữ và tinh binh ở vùng Hoài, Tứ, gom lại được hơn nghìn người”, lại được “những người trẻ tuổi ở quê quán đều nguyện đi theo” [1].
Một người ôm đầy hoài bão như Tôn Văn Đài bước ra chiến trường chẳng khác nào rồng ra biển lớn, thỏa sức vẫy vùng
Cầm số quân không tính là nhiều này, Kiên từ vùng Hoài Tứ đánh thẳng đến Nhữ Nam, Dĩnh Xuyên, khiến cho giặc phải “khốn quẫn, chạy vào giữ Uyển Thành”.
Tại mặt trận Nam Dương, Kiên lại càng uy dũng đi đầu ba quân, “đích thân đảm đương một mặt, trèo lên thành xông vào trước, binh sĩ bám theo như đàn kiến, sau cùng đại phá quân giặc” [1].
Chiến công này giúp Kiên được thăng làm Biệt bộ Tư mã, cũng giúp ghi lại ấn tượng tốt trong lòng giới quân đội Đông Hán. Bởi thế nên hai năm sau (189), khi Biên Chương, Hàn Toại làm loạn ở Lương Châu và người phụ trách đánh dẹp là Đổng Trác thất bại (lúc này Trác mới chỉ là Trung lang tướng), thì Xa kỵ Tướng quân Trương Ôn đã quyết định “dâng biểu xin cho Kiên giúp tham mưu việc quân”, hỗ trợ mình ở chiến trường phía Tây. Mà sau chiến dịch đó, Tôn Kiên cũng được chọn đi bình định quân phản loạn của Khu Tinh ở Trường Sa. Chỉ trong một tháng dẹp yên Khu Tinh, Tôn Kiên cũng tiêu diệt nốt phản quân Chu Triêu, Quách Thạch ở Linh Lăng, Quế Dương cạnh đó, hoàn toàn an định xong ba quận Kinh Nam (tức phía Nam Kinh Châu).
Giai đoạn này, Tôn Kiên quả thật là vị “phúc tướng” của Đông Hán, cần mẫn siêng năng, hễ gọi là đi, đánh khắp từ khu vực Trung Nguyên lên đến biên cương phía Tây, lại chạy về bình định phía Nam, mà hễ đánh là toàn thắng.
Khắc tinh của Đổng Trác
Lập vô số quân công trong thời gian ngắn ngủi mấy năm, Tôn Kiên được thăng làm Thái thú Trường Sa, chính thức bước vào hàng ngũ những nhân vật có thực lực trong thiên hạ khi ấy. Nhưng cái mà Tôn Kiên lấy được không phải chỉ có chức tước hoặc địa bàn, mà còn là danh vọng và sự tôn trọng. Và kẻ mà Tôn Kiên đối đầu, không chỉ có giặc cướp hay phản quân, mà còn là một quân phiệt trong tương lai sẽ hoành hành điên đảo: Đổng Trác!
Sau loạn Lương Châu, Biên Chương, Hàn Toại nghe đại quân đến, “bè đảng tự tan, đều xin hàng”, dư luận trong triều đình cho rằng “quân chưa lâm địch, không thể định công ban thưởng” [1]; thế nhưng uy tín của Tôn Kiên vẫn tăng vùn vụt, đó là vì hành động kể tội Đổng Trác.
Trước khi Trương Ôn và Tôn Kiên đến Lương Châu, Đổng Trác đối với phản quân Biên Chương, Hàn Toại không thể hiện được gì nhiều. Khi đại quân của Trương Ôn đến hỗ trợ, thái độ của Đổng Trác cũng không lấy gì làm vui vẻ, thậm chí còn chậm chạp, rất lâu sau mới đến báo cáo quân tình. Đối với một người đầy nhiệt huyết, nghiêm túc và có trách nhiệm như Tôn Kiên, đây là điều không thể chấp nhận. Kiên đã vạch ra ba tội đáng chém đầu của Đổng Trác:
- Trác “khinh mạn vô lễ với người trên”, không coi cấp trên (Trương Ôn) ra gì.
- Trác tiến binh trì trệ, ngăn cản quân lính chinh phạt phản nghịch, có dấu hiệu không muốn đánh, làm dao động quân tâm (“Chương, Toại cứng đầu ngang ngược nhiều năm, đáng ra phải kịp thời đánh dẹp, mà Trác nói là chưa nên, lại cản trở quân binh làm mọi người nghi hoặc”).
- Trác “vâng mệnh nhận trách nhiệm mà không có công, ứng mệnh triệu thì dềnh dàng chậm trễ, lại nghênh ngang tự kiêu”.
Tôn Kiên chính là đối thủ đáng sợ nhất của Đổng Trác.
Dù Trương Ôn e ngại danh tiếng của Đổng Trác ở Lương Châu quá lớn nên không ra tay, nhưng chuyện Tôn Kiên vạch tội Đổng Trác đã khiến cho triều đình “chẳng ai không tán thưởng” [1].
Sau này, khi Đổng Trác làm loạn triều cương, quan viên triều đình nhớ lại chuyện này ắt hẳn phải rất tiếc nuối vì không sớm diệt trừ một mầm loạn dẫu cho đã có người mắt sáng giúp chỉ ra mầm loạn đó. Nhưng chắc chắn là Đổng Trác cũng không vui vẻ gì khi có một kẻ địch như Tôn Kiên.
Không chỉ bị vạch tội, sau khi liên quân phạt Đổng hình thành, Tôn Kiên cũng chính là đối thủ đáng sợ nhất của Đổng Trác.
Trong liên quân Quan Đông chỉ có hai người thật lòng muốn phạt Đổng là Tôn Kiên và Tào Tháo. Nếu như Tào Tháo đánh đâu thua đó, là bại tướng của Từ Vinh; thì các kiêu tướng của Trác như Hồ Chẩn, Lữ Bố, Hoa Hùng lại đều thất thủ trước Tôn Kiên, mà Hoa Hùng cũng là do Tôn Kiên tiêu diệt, chứ không phải bị Quan Vũ chém đầu như Tam Quốc Diễn Nghĩa từng kể.
Chính miệng Đổng Trác cũng phải thừa nhận (dù miễn cưỡng) rằng “quân Quan Đông bị thua mấy lần rồi”, đều phải úy kỵ Trác chứ không thể làm gì được; chỉ riêng có Tôn Kiên là “cũng hơi có tài dùng người”, “đại để cái kiến giải của hắn tương đồng với Cô [2]”.
Úy kỵ cái dũng mãnh tráng liệt của Kiên, Đổng Trác đã phái Lý Thôi đến xin cầu hòa và kết thân với Tôn Kiên, “cho Kiên sắp xếp con em thân sơ của mình vào các chức Thứ sử, Quận thú, hứa sẽ dâng biểu bổ dụng họ”. Đây quả là cơ hội tốt nếu muốn gia tăng lực lượng, tăng cường phe cánh cho bản thân và gia tộc.
Nhưng không may cho họ Đổng vì Tôn Kiên không phải loại người như vậy. Lời tuyên bố của Kiên đã nói lên tất cả: “Trác trái trời vô đạo, khuất lật vương thất, nay không giết được ba họ nhà hắn để bố cáo thiên hạ thì ta chết không nhắm mắt, há lại cùng hắn hòa thân sao!”
Cuộc chiến với Đổng Trác đã giúp nâng tầm vóc của Tôn Kiên lên hàng một năng thần. Tham gia liên quân phạt Đổng, Tôn Kiên đã cho cả thiên hạ thấy rằng, thế nào mới là một trung thần mẫu mực, thế nào mới là một thần tử đúng nghĩa. Đó cũng là lúc, nền móng cho một thế lực mới tại Giang Đông dần dần được định hình. Đón xem kỳ tới: Tôn Kiên – năng thần của Đông Hán, tiên chủ của Giang Đông
....................................
Chú thích và tham khảo:
+ [1] Tam Quốc Chí – Tôn Phá Lỗ, Thảo Nghịch truyện (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).
+ [2] “Cô” – cũng như “cô vương” hoặc “quả nhân” là cách tự xưng khiêm tốn của của bậc vua các nước chư hầu thời phong kiến (như Tôn Quyền về sau cũng cắt đấy làm vương, xưng “cô”). Đổng Trác tự xưng Cô là có ý coi mình như đứng đầu một nước chư hầu.
Nguyễn Đỗ Thuyên
pokewalls
Trinh Thanh
21:14
No comments
Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016
Game : tank 1990 for IOS
Trinh Thanh
03:02
No comments
game tank 1990 HD
Chiến lược cả đời Khổng Minh thực ra đã thất bại từ trứng nước?
Trinh Thanh
03:00
No comments
Toàn bộ giai đoạn "Tam Quốc" chỉ là con đường đi tới diệt vong của Thục Hán, mà căn nguyên thực sự được cho là đã xảy ra từ khi chiến lược của Khổng Minh mới "ra lò".
Cốt lõi của "tam phân thiên hạ"
Ngày này, có nhiều ý kiến cho rằng sự sụp đổ của Thục Hán xuất phát từ sự kiện Quan Vũ để mất Kinh Châu về tay Đông Ngô, khiến Thục gần như bị "bế quan tỏa cảng", không còn cách đột phá ra khỏi lãnh thổ của mình.
Sự kiện này có thể coi là điểm mấu chốt trong sự sụp đổ của toàn bộ "Long Trung đối sách" nhằm duy trì thế "tam phân thiên hạ" của Gia Cát Lượng.
Tuy nhiên, có quan điểm nói rằng, sự thất bại thực sự của Khổng Minh đã đến từ trước đó rất lâu, khi ông không thể thuyết phục Lưu Bị đoạt lấy Kinh Châu khi khu vực này còn nằm trong tay Lưu Biểu, chứ chưa sáp nhập vào Đông Ngô.
"Long Trung đối sách" là chiến lược căn bản mà Gia Cát Lượng vạch ra cho Lưu Bị từ khi ông còn ở "lều cỏ". Mục tiêu của chiến lược này là "liên Ngô kháng Tào".
Trong khi đó, Khổng Minh cũng chỉ ra, điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu nói trên là phải có được Kinh Châu trong tay.
Dù sau đại chiến Xích Bích, Lưu Bị cũng "mượn" được Kinh Châu từ Tôn Quyền, song thời thế đã không còn như trước. Khổng Minh hiểu rõ, cùng là một miếng đất, nhưng đoạt lấy khi nào và từ tay ai lại mang ý nghĩa chiến lược hoàn toàn khác biệt.
Đương thời, Tào Tháo còn mải bình định phương Bắc, chưa thể xua quân Nam hạ, trong khi Tôn Quyền và Lưu Biểu diễn ra tranh chấp.
Nếu tại thời điểm này, Lưu Bị đoạt lấy Kinh Châu từ tay Biểu thì ông có thể dễ dàng sở hữu một địa bàn độc lập mà không phát sinh vấn đề chủ quyền, dẫn đến xung đột với Đông Ngô như sau này.
Như vậy, với việc Tào Tháo tấn công Giang Đông, sự liên kết của Tôn Quyền và Lưu Bị cũng sẽ được hiện thực hóa trong vai vế bình đẳng hơn.
Ngược lại, trên thực tế, quân đội Lưu Bị đã bị Tào Tháo đè bẹp ở Tân Dã, buộc ông phải cử Khổng Minh làm thuyết khách đến cầu viện Đông Ngô. Về lý thuyết, Lưu Bị luôn ở "chiếu dưới" trong quan hệ đồng minh với Tôn Quyền.
Ngay trong chiến dịch Xích Bích, quân đội chủ đạo đem lại thế thắng cho "liên quân" thực chất cũng là thủy quân của Chu Du.
Qua các điểm này, có thể thấy được ý nghĩa lớn nhất của việc "không bỏ lỡ thời cơ đoạt Kinh Châu" chính là Lưu Bị sẽ được "danh chính ngôn thuận" sử dụng Kinh Châu mà không vấp phải sự chất vấn chủ quyền từ Giang Đông. Có như vậy, "Long Trung đối" mới được thực thi triệt để.
"Sớm muộn cũng để chủ công ngồi cao trên thành Nam Đô"
Khi "cơ hội vàng" trôi qua, lịch sử Tam Quốc đã ghi nhận tranh chấp chủ quyền cực lớn giữa Thục và Ngô tại Kinh Châu.
Việc Gia Cát Lượng buộc dựa vào mưu lược để "mượn sức" Đông Ngô đoạt lấy Kinh Tương vô hình trung đã thừa nhận sự góp phần và ăn chia hợp lý của Giang Đông tại khu vực này.
Kinh Châu được Thục tận dụng hiệu quả trong suốt 10 năm trời, nhờ đó thôn tính địa bàn chiến lược thứ 2 là Ích Châu, đủ thấy giá trị địa - chính trị của Kinh Châu không gì thay thế được.
Nhưng mối ẩn họa đối với Thục Hán là sự ổn định khu vực này chỉ là tạm thời. Đông Ngô nhiều lần dùng các biện pháp ngoại giao yêu cầu hoàn trả Kinh Châu, trong khi Khổng Minh chỉ có thể "khất lần" để nuôi dưỡng thực lực với mục đích nuốt trọn được địa bàn này.
Có quan điểm nói rằng điều Khổng Minh lo ngại nhất mà không thể ngăn được chính là Quan Vũ trở thành đại tướng trấn thủ Kinh Châu.
Việc Quan Vũ "đổ thêm dầu vào lửa" dẫn tới xung đột bùng phát và ông để mất Kinh Châu là thực tế, nhưng chỉ là hệ quả cuối cùng của những mâu thuẫn âm ỉ trong suốt 10 năm trời.
Nguyên nhân rất đơn giản, Lưu Bị là phe được lợi và đương nhiên muốn duy trì hiện trạng Kinh Châu, đồng thời "hợp tác hòa bình" với Đông Ngô.
Trong khi đó, Giang Đông là phe chịu thiệt và thậm chí còn bị lợi dụng. Do đó, việc Tôn Quyền phát binh lấy Kinh Châu chỉ là vấn đề thời gian, Thục Hán hy vọng dùng các chính sách ngoại giao để "lần lữa" chỉ là phương án câu giờ, hoàn toàn không xử lý được vấn đề.
Chính vì vậy, có quan điểm bênh vực Quan Vũ nói rằng, việc đoạt lại Kinh Châu từ Thục đã là chiến lược tất yếu của Đông Ngô, cho nên việc Quan Vân Trường có thủ Kinh Châu hay thậm chí là Khổng Minh trực tiếp trấn giữ cũng không thay đổi được gì.
Cho dù Quan Vân Trường không thua trước Lữ Mông, Lục Tốn năm 219 và Kinh Châu chưa mất, thì những năm sau đó, đây vẫn sẽ là khu vực "nóng" nhất trong mâu thuẫn Ngô - Thục.
Cũng có ý kiến nói rằng, không phải Gia Cát Lượng không muốn sớm đoạt Kinh Châu. Ông từng nhiều lần thuyết phục Lưu Bị ra tay nhưng không được nghe theo.
Nhiều sự kiện về sau đã chứng minh, Lưu Bị chắc chắn là người sẵn sàng đi ngược lại đạo đức để hành sự. Điều mà Khổng Minh thất bại chính là không đưa ra được một cái cớ hợp lý để Bị thực hiện việc đó với Lưu Biểu.
Trong một hoàn cảnh tương tự, Bàng Thống - nhân vật tề danh cùng Khổng Minh - đã giúp Bị tìm được một lý do "danh chính ngôn thuân", giúp ông ta vượt qua "trở ngại đạo đức" mà đoạt lấy Tây Xuyên.
Câu nói "sớm muộn cũng để chủ công ngồi cao trên thành Nam Đô (Kinh Châu)" mà Khổng Minh nói với Lưu Bị xem ra đã trở thành trò cười, bởi thất bại của họ rất có khả năng xuất phát từ chính thời điểm "sớm muộn" đó mà thôi.
Cốt lõi của "tam phân thiên hạ"
Ngày này, có nhiều ý kiến cho rằng sự sụp đổ của Thục Hán xuất phát từ sự kiện Quan Vũ để mất Kinh Châu về tay Đông Ngô, khiến Thục gần như bị "bế quan tỏa cảng", không còn cách đột phá ra khỏi lãnh thổ của mình.
Sự kiện này có thể coi là điểm mấu chốt trong sự sụp đổ của toàn bộ "Long Trung đối sách" nhằm duy trì thế "tam phân thiên hạ" của Gia Cát Lượng.
Tuy nhiên, có quan điểm nói rằng, sự thất bại thực sự của Khổng Minh đã đến từ trước đó rất lâu, khi ông không thể thuyết phục Lưu Bị đoạt lấy Kinh Châu khi khu vực này còn nằm trong tay Lưu Biểu, chứ chưa sáp nhập vào Đông Ngô.
"Long Trung đối sách" là chiến lược căn bản mà Gia Cát Lượng vạch ra cho Lưu Bị từ khi ông còn ở "lều cỏ". Mục tiêu của chiến lược này là "liên Ngô kháng Tào".
Trong khi đó, Khổng Minh cũng chỉ ra, điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu nói trên là phải có được Kinh Châu trong tay.
Đương thời, Tào Tháo còn mải bình định phương Bắc, chưa thể xua quân Nam hạ, trong khi Tôn Quyền và Lưu Biểu diễn ra tranh chấp.
Nếu tại thời điểm này, Lưu Bị đoạt lấy Kinh Châu từ tay Biểu thì ông có thể dễ dàng sở hữu một địa bàn độc lập mà không phát sinh vấn đề chủ quyền, dẫn đến xung đột với Đông Ngô như sau này.
Như vậy, với việc Tào Tháo tấn công Giang Đông, sự liên kết của Tôn Quyền và Lưu Bị cũng sẽ được hiện thực hóa trong vai vế bình đẳng hơn.
Ngược lại, trên thực tế, quân đội Lưu Bị đã bị Tào Tháo đè bẹp ở Tân Dã, buộc ông phải cử Khổng Minh làm thuyết khách đến cầu viện Đông Ngô. Về lý thuyết, Lưu Bị luôn ở "chiếu dưới" trong quan hệ đồng minh với Tôn Quyền.
Ngay trong chiến dịch Xích Bích, quân đội chủ đạo đem lại thế thắng cho "liên quân" thực chất cũng là thủy quân của Chu Du.
Qua các điểm này, có thể thấy được ý nghĩa lớn nhất của việc "không bỏ lỡ thời cơ đoạt Kinh Châu" chính là Lưu Bị sẽ được "danh chính ngôn thuận" sử dụng Kinh Châu mà không vấp phải sự chất vấn chủ quyền từ Giang Đông. Có như vậy, "Long Trung đối" mới được thực thi triệt để.
Khi "cơ hội vàng" trôi qua, lịch sử Tam Quốc đã ghi nhận tranh chấp chủ quyền cực lớn giữa Thục và Ngô tại Kinh Châu.
Việc Gia Cát Lượng buộc dựa vào mưu lược để "mượn sức" Đông Ngô đoạt lấy Kinh Tương vô hình trung đã thừa nhận sự góp phần và ăn chia hợp lý của Giang Đông tại khu vực này.
Kinh Châu được Thục tận dụng hiệu quả trong suốt 10 năm trời, nhờ đó thôn tính địa bàn chiến lược thứ 2 là Ích Châu, đủ thấy giá trị địa - chính trị của Kinh Châu không gì thay thế được.
Nhưng mối ẩn họa đối với Thục Hán là sự ổn định khu vực này chỉ là tạm thời. Đông Ngô nhiều lần dùng các biện pháp ngoại giao yêu cầu hoàn trả Kinh Châu, trong khi Khổng Minh chỉ có thể "khất lần" để nuôi dưỡng thực lực với mục đích nuốt trọn được địa bàn này.
Có quan điểm nói rằng điều Khổng Minh lo ngại nhất mà không thể ngăn được chính là Quan Vũ trở thành đại tướng trấn thủ Kinh Châu.
Việc Quan Vũ "đổ thêm dầu vào lửa" dẫn tới xung đột bùng phát và ông để mất Kinh Châu là thực tế, nhưng chỉ là hệ quả cuối cùng của những mâu thuẫn âm ỉ trong suốt 10 năm trời.
Nguyên nhân rất đơn giản, Lưu Bị là phe được lợi và đương nhiên muốn duy trì hiện trạng Kinh Châu, đồng thời "hợp tác hòa bình" với Đông Ngô.
Trong khi đó, Giang Đông là phe chịu thiệt và thậm chí còn bị lợi dụng. Do đó, việc Tôn Quyền phát binh lấy Kinh Châu chỉ là vấn đề thời gian, Thục Hán hy vọng dùng các chính sách ngoại giao để "lần lữa" chỉ là phương án câu giờ, hoàn toàn không xử lý được vấn đề.
Chính vì vậy, có quan điểm bênh vực Quan Vũ nói rằng, việc đoạt lại Kinh Châu từ Thục đã là chiến lược tất yếu của Đông Ngô, cho nên việc Quan Vân Trường có thủ Kinh Châu hay thậm chí là Khổng Minh trực tiếp trấn giữ cũng không thay đổi được gì.
Cho dù Quan Vân Trường không thua trước Lữ Mông, Lục Tốn năm 219 và Kinh Châu chưa mất, thì những năm sau đó, đây vẫn sẽ là khu vực "nóng" nhất trong mâu thuẫn Ngô - Thục.
Để thua trước Lữ Mông là thất bại của Quan Vũ, song để dẫn đến mâu thuẫn Ngô - Thục lại là sai sót của Khổng Minh và Lưu Bị.
Nhiều sự kiện về sau đã chứng minh, Lưu Bị chắc chắn là người sẵn sàng đi ngược lại đạo đức để hành sự. Điều mà Khổng Minh thất bại chính là không đưa ra được một cái cớ hợp lý để Bị thực hiện việc đó với Lưu Biểu.
Trong một hoàn cảnh tương tự, Bàng Thống - nhân vật tề danh cùng Khổng Minh - đã giúp Bị tìm được một lý do "danh chính ngôn thuân", giúp ông ta vượt qua "trở ngại đạo đức" mà đoạt lấy Tây Xuyên.
Câu nói "sớm muộn cũng để chủ công ngồi cao trên thành Nam Đô (Kinh Châu)" mà Khổng Minh nói với Lưu Bị xem ra đã trở thành trò cười, bởi thất bại của họ rất có khả năng xuất phát từ chính thời điểm "sớm muộn" đó mà thôi.
theo Trí Thức Trẻ
Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016
Ảnh động bông hoa đẹp
Trinh Thanh
09:47
No comments
Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016
"Hổ Báo Kỵ" đội quân bí ẩn và tinh nhuệ nhất của Tào Tháo ?
Trinh Thanh
22:49
No comments
"Hổ Báo Kỵ" là một trong những bộ đội đặc chủng của Tào Ngụy, được đánh giá là tinh nhuệ nhất thời đại Tam Quốc, nhưng sử liệu TQ không có nhiều thông tin về đơn vị bí ẩn này.
Thời kỳ Tam Quốc, ba nước Ngụy - Thục - Ngô đều sở hữu những đơn vị quân sự đặc chủng, trong đó lực lượng đặc nhiệm được đánh giá hùng mạnh nhất chính thuộc quân đội của Tào ngụy.
Đội quân tinh nhuệ dưới trướng của Tào Ngụy được gây dựng từ thời Tào Tháo, được gọi là Hổ Báo Kỵ.
Sách "Tam Quốc Chí - Ngụy thư" có đoạn tán dương - "Hổ Báo Kỵ do (Tào) Thuần chỉ huy, là lực lượng tinh nhuệ trong thiên hạ, trăm người mới tuyển được một".
Nhiều danh tướng của Tào Ngụy đã xuất thân từ lực lượng này.
"Tam Quốc Chí" có nhắc tới 8 vị tướng nổi tiếng, gọi là Bát Hổ Kỵ, gồm Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Thuần, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Chân, Tào Tu, Hạ Hầu Thượng.
Theo "Hậu Hán thư", cơ quan tối cao chỉ huy quân đội của Tào Ngụy gọi là "Bá phủ". Tào chia quân đội thành 3 bộ phận: trung ương, địa phương và quân "ư nông" (sản xuất).
Trong đó, quân trung ương là đội quân quan trọng nhất, chia thành nội - ngoại quân. Trung quân còn gọi là Vũ Vệ Doanh, tương đương với "Cấm vệ quân" bảo vệ Hoàng thành, trực thuộc Tào Tháo, quân số vào khoảng 100.000 lính.
Hổ Báo Kỵ là đơn vị "cốt lõi" của trung quân, chịu trách nhiệm bảo vệ Tào Tháo, Bá phủ và Hoàng cung.
Tinh thần cơ bản của tiểu thuyết "Tam Quốc Diễn Nghĩa" là "ca ngợi Lưu Bị, chê bai Tào Tháo", do đó lực lượng Hổ Báo Kỵ hầu như không được nhắc tới.
Trong tiểu thuyết chỉ có đoạn mô tả sơ sài 5.000 thiết kỵ đánh thắng Lưu hoàng thúc, khiến độc giả có ấn tượng sai lầm.
Thực tế, đơn vị quân sự "chinh phạt Kinh Châu, đuổi Lưu Bị về Trường Bản" mà Khổng Minh gọi là "cường nỏ hết thời" này chính là Hổ Báo Kỵ - một trong những đội quân đặc chủng tinh nhuệ nhất thời Tam Quốc.
Đuổi Lưu Bị, phá Mã Siêu
Năm Kiến An thứ 9 (204), trong chiến dịch Nam Bì, Hổ Báo Kỵ trảm được Viên Đàm.
Năm Kiến An 12, Tào Tháo Bắc Chinh các bộ tộc Hung Nô - "Bộ, kỵ binh của (Tào) Thuần chặt được thủ cấp của Thiền Vu".
Năm Kiến An 13, Hổ Báo Kỵ đại phá Lưu Bị ở dốc Trường Bản, lập kỳ tích "1 đêm hành quân 300 dặm" tập kích, đánh quân Lưu "không còn manh giáp".
Nếu không nhờ sự xuất hiện kịp thời của Quan Vũ, có thể Lưu Bị đã chôn thây ở đây chứ không còn cơ hội xưng đế ngày sau.
Năm Kiến An 16, lực lượng này tiếp tục đánh bại đội quân thiết kỵ Tây Lương nổi tiếng do Mã Siêu chỉ huy.
Theo sử liệu TQ, Mã Siêu "dùng sức một Châu đối đầu với toàn bộ Tào Ngụy, tất cả dựa vào 'Tây Lương thiết kỵ'", đủ thấy sức mạnh của lực lượng này.
Chiến thắng trước Mã Siêu là một trong những thắng lợi thể hiện năng lực vượt trội của Hổ Báo Kỵ
Gần như trong mỗi chiến dịch trọng yếu của Tào Tháo, hoặc khi Ngụy quân rơi vào tình thế nguy cấp, Hổ Báo Kỵ mới được điều động tham chiến để "nghịch chuyển càn khôn".
Theo chính sử, Tào Tháo chia Hổ Báo Kỵ thành Hổ Kỵ Doanh và Báo Kỵ Doanh. Chức trưởng quan chỉ huy 2 doanh được định đoạt thông qua thi đấu võ nghệ, mưu trí, chiến lược chiến thuật...
Các chức vụ chỉ huy cao nhất của Hổ Báo Kỵ chưa từng lọt khỏi tay gia tộc Tào thị.
Các đời thống lĩnh Hổ Báo Kỵ đều là tướng lĩnh mang họ Tào, như Tào Thuần, Tào Tu và Tào Chân.
Sau khi vị tư lệnh cuối cùng của Hổ Báo Kỵ là Tào Thuần qua đời, mặc dù văn võ bá quan cũng tiến cử nhiều cái tên trong họ, nhưng cuối cùng Thừa tướng Tào Tháo vẫn "phải" kiêm nhiệm chức Đô thống Hổ Báo Kỵ cho đến cuối đời.
Thời kỳ Tam Quốc, ba nước Ngụy - Thục - Ngô đều sở hữu những đơn vị quân sự đặc chủng, trong đó lực lượng đặc nhiệm được đánh giá hùng mạnh nhất chính thuộc quân đội của Tào ngụy.
Đội quân tinh nhuệ dưới trướng của Tào Ngụy được gây dựng từ thời Tào Tháo, được gọi là Hổ Báo Kỵ.
Sách "Tam Quốc Chí - Ngụy thư" có đoạn tán dương - "Hổ Báo Kỵ do (Tào) Thuần chỉ huy, là lực lượng tinh nhuệ trong thiên hạ, trăm người mới tuyển được một".
Nhiều danh tướng của Tào Ngụy đã xuất thân từ lực lượng này.
"Tam Quốc Chí" có nhắc tới 8 vị tướng nổi tiếng, gọi là Bát Hổ Kỵ, gồm Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Thuần, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Chân, Tào Tu, Hạ Hầu Thượng.
Theo "Hậu Hán thư", cơ quan tối cao chỉ huy quân đội của Tào Ngụy gọi là "Bá phủ". Tào chia quân đội thành 3 bộ phận: trung ương, địa phương và quân "ư nông" (sản xuất).
Trong đó, quân trung ương là đội quân quan trọng nhất, chia thành nội - ngoại quân. Trung quân còn gọi là Vũ Vệ Doanh, tương đương với "Cấm vệ quân" bảo vệ Hoàng thành, trực thuộc Tào Tháo, quân số vào khoảng 100.000 lính.
Hổ Báo Kỵ là đơn vị "cốt lõi" của trung quân, chịu trách nhiệm bảo vệ Tào Tháo, Bá phủ và Hoàng cung.
Tinh thần cơ bản của tiểu thuyết "Tam Quốc Diễn Nghĩa" là "ca ngợi Lưu Bị, chê bai Tào Tháo", do đó lực lượng Hổ Báo Kỵ hầu như không được nhắc tới.
Trong tiểu thuyết chỉ có đoạn mô tả sơ sài 5.000 thiết kỵ đánh thắng Lưu hoàng thúc, khiến độc giả có ấn tượng sai lầm.
Thực tế, đơn vị quân sự "chinh phạt Kinh Châu, đuổi Lưu Bị về Trường Bản" mà Khổng Minh gọi là "cường nỏ hết thời" này chính là Hổ Báo Kỵ - một trong những đội quân đặc chủng tinh nhuệ nhất thời Tam Quốc.
Các thống soái của Hổ Báo Kỵ đều là tướng mang họ Tào.
Năm Kiến An thứ 9 (204), trong chiến dịch Nam Bì, Hổ Báo Kỵ trảm được Viên Đàm.
Năm Kiến An 12, Tào Tháo Bắc Chinh các bộ tộc Hung Nô - "Bộ, kỵ binh của (Tào) Thuần chặt được thủ cấp của Thiền Vu".
Năm Kiến An 13, Hổ Báo Kỵ đại phá Lưu Bị ở dốc Trường Bản, lập kỳ tích "1 đêm hành quân 300 dặm" tập kích, đánh quân Lưu "không còn manh giáp".
Nếu không nhờ sự xuất hiện kịp thời của Quan Vũ, có thể Lưu Bị đã chôn thây ở đây chứ không còn cơ hội xưng đế ngày sau.
Năm Kiến An 16, lực lượng này tiếp tục đánh bại đội quân thiết kỵ Tây Lương nổi tiếng do Mã Siêu chỉ huy.
Theo sử liệu TQ, Mã Siêu "dùng sức một Châu đối đầu với toàn bộ Tào Ngụy, tất cả dựa vào 'Tây Lương thiết kỵ'", đủ thấy sức mạnh của lực lượng này.
Chiến thắng trước Mã Siêu là một trong những thắng lợi thể hiện năng lực vượt trội của Hổ Báo Kỵ
Gần như trong mỗi chiến dịch trọng yếu của Tào Tháo, hoặc khi Ngụy quân rơi vào tình thế nguy cấp, Hổ Báo Kỵ mới được điều động tham chiến để "nghịch chuyển càn khôn".
Theo chính sử, Tào Tháo chia Hổ Báo Kỵ thành Hổ Kỵ Doanh và Báo Kỵ Doanh. Chức trưởng quan chỉ huy 2 doanh được định đoạt thông qua thi đấu võ nghệ, mưu trí, chiến lược chiến thuật...
Các chức vụ chỉ huy cao nhất của Hổ Báo Kỵ chưa từng lọt khỏi tay gia tộc Tào thị.
Các đời thống lĩnh Hổ Báo Kỵ đều là tướng lĩnh mang họ Tào, như Tào Thuần, Tào Tu và Tào Chân.
Sau khi vị tư lệnh cuối cùng của Hổ Báo Kỵ là Tào Thuần qua đời, mặc dù văn võ bá quan cũng tiến cử nhiều cái tên trong họ, nhưng cuối cùng Thừa tướng Tào Tháo vẫn "phải" kiêm nhiệm chức Đô thống Hổ Báo Kỵ cho đến cuối đời.
theo Trí Thức Trẻ
Đấng sáng tạo hay định luật vật lý đã tạo nên vũ trụ ??? [HD-vietsub]
Trinh Thanh
06:05
No comments
Nếu chỉ có 1 sai sót nhỏ thôi thì vũ trụ đã không được hình thành,Khi đó vũ trụ chỉ là 1 hố đen siêu lớn hoặc chỉ là những hạt bụi trong hư không.Đấng sáng tạo hay chính các định luật vật lý tạo nên vũ trụ ? mật mã trong các phương trình là gì ? Tại sao vũ trụ được tạo nên một cách hoàn hảo ?
Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016
Ai mới là Thục Hán đệ nhất quân sư, tài vượt Khổng Minh?
Trinh Thanh
10:49
No comments
Pháp Chính được đánh giá là có thể "sánh với 'thiên tài' Quách Gia của Tào Ngụy". Nhiều ý kiến cho rằng, ông mới là "đệ nhất quân sư" của Lưu Bị, địa vị quan trọng hơn Khổng Minh.
Ban đầu, Pháp Chính là thủ hạ của Lưu Chương - quân phiệt Tây Xuyên. Sau này, khi Lưu Bị vào đất Thục, Pháp Chính về làm mưu thần cho Bị, được bị rất tín nhiệm và kính trọng.
Bỏ Lưu Chương, theo Lưu Bị
Những năm đầu thời Kiến An, thiên hạ đói nghèo, Pháp Chính cùng đồng hương Mạnh Đạt cùng vào Thục, đầu quân cho Lưu Chương.
Tuy nhiên, Chương không phải người biết trọng dụng nhân tài, cho nên rất lâu sau Pháp Chính mới "leo" lên được chức Huyện lệnh Tân Đô, sau đó được phong làm Quân nghị hiệu úy.
Pháp Chính có tài mà không gặp thời, lại thường xuyên bị người Thục ghẻ lạnh vì là "kẻ ngoại lai". Ông vì điều này mà thường tỏ ra buồn khổ.
Quan Biệt giá Ích Châu Trương Tùng là bằng hữu của Pháp Chính, cũng cảm thấy Lưu Chương không phải nhân vật có thể thành đại sự. Trương cũng chung tâm trạng với Pháp Chính.
Năm Kiến An 13 (208), Trương Tùng đi sứ Tào Tháo, trở về khuyên Lưu Chương đoạn tuyệt với Tào mà quay sang giao hảo với Lưu Bị.
Cùng năm đó, liên minh Lưu Bị - Tôn Quyền đại thắng Tào Ngụy tại Xích Bích, thế lực cùng thanh danh Lưu Bị vang dội, khiến Lưu Chương rất tin tưởng cử ngay Trương Tùng đi sứ sang gặp Lưu Bị.
Trương Tùng nhân cơ hội này tiến cử Pháp Chính cho Bị. Ban đầu Chính còn thoái thác, nhưng rồi cũng phải "bất đắc dĩ" tới diện kiến Lưu Bị.
Lưu Bị gặp được Pháp Chính thì "dùng ân đức thu nạp", khiến Pháp Chính cảm thấy Bị xứng đáng là minh chủ "hùng tài đại lược", có thể theo phò tá.
Pháp Chính trở về Ích Châu, âm thầm mưu tính cùng Trương Tùng, quyết định "ngầm" tôn Lưu Bị làm chủ.
Năm Kiến An 16 (211), Lưu Chương nghe tin Tào Tháo chuẩn bị chinh phạt Trương Lỗ, Chương vô cùng lo sợ Tào "nuốt" xong Hán Trung sẽ nhòm ngó ích Châu.
Trong lúc này, Trương Tùng khuyên Lưu Chương "đón" Lưu Bị vào Thục, để Bị thảo phạt Trương Lỗ, chiếm Hán Trung.
Pháp Chính nhận lệnh làm sứ giả sang "mời" Lưu Bị đưa quân vào Thục. Đây cũng là thời điểm Pháp Chính "chính thức" phản lại Lưu Chương, hiến kế cho Bị.
"Các hạ (Lưu Bị) là anh tài cái thế, Lưu Chương vô năng không thể làm minh chủ.
Nay Trương Tùng làm nội ứng, giúp đoạt Ích Châu.
Dùng Ích Châu trù phú làm căn cơ, lấy địa thế hiểm trở làm chỗ dựa mà thành đại nghiệp, dễ như trở bàn tay".
Chính sách "Long trung đối" của Gia Cát Lượng nhận định rằng, Lưu Bị muốn đoạt thiên hạ thì buộc phải chiếm được Kinh Châu và Ích Châu.
Bọn Pháp Chính, Trương Tùng "trở mũi giáo với Lưu Chương" chính là cơ hội trời ban. Lưu Bị lập tức chớp lấy thời cơ, thống lĩnh đại quân vào Thục.
Năm Kiến An 17 (212), Lưu Bị vờ bằng lòng với Lưu Chương thảo phạt Trương Lỗ, dẫn quân tiến vào Gia Manh (tên địa danh).
Sự việc bại lộ khiến Trương Tùng bị giết, Lưu Bị hoàn toàn "trở mặt" với Lưu Chương, xua quân tấn công Thành Đô.
Quan Tòng sự Trịnh Độ hiến kế Lưu Chương dùng kế cố thủ "khiến quân Lưu Bị không đánh mà tan". Bị vô cùng lo lắng.
Tuy nhiên, Pháp Chính nêu ra nhận định, Lưu Chương mặc dù bất tài, nhưng cũng là quan Châu mục yêu dân, cho nên sẽ không sử dụng kế sách phương hại đến dân chúng.
Quả nhiên, Lưu Chương nói - "Ta nghe nói đánh địch để an dân, chưa nghe nói dùng dân để chống địch", và bác bỏ phương án của Trịnh Độ.
Sau khi Lưu Chương đầu hàng, Lưu Bị độc chiếm Ích Châu, nhờ có Pháp Chính bày mưu hiến kế mà nhanh chóng tạo được quan hệ tốt với giới phú hào địa phương.
Pháp Chính được Bị phong làm Thái thú Thục quân - Dương Vũ tướng quân.
Bị lại lệnh Pháp Chính cùng 4 Gia Cát Lượng, Lưu Ba, Lý Nghiêm, Y Tịch chế định ra "Thục khoa" - bộ pháp luật cai trị Ích Châu, thay đổi tình trạng lỏng lẻo dưới thời Lưu Chương.
Giai đoạn này, Pháp Chính vừa kiểm soát đại quyền hành chính Thục quận - thủ phủ Ích Châu, vừa là đại thần "cốt lõi" bên cạnh Lưu Bị.
Tính cách Pháp Chính ân oán phân minh. Sau khi nắm giữ quyền lớn đã không quên báo đáp những người giúp đỡ mình, song cũng không bỏ qua tư thù với những người có mâu thuẫn trong quá khứ.
Đây cũng là điểm khiến sử gia Trần Thọ - tác giả "Tam Quốc Chí" - đánh giá ông là "phẩm đức không vẹn toàn".
Có người tố cáo với Khổng Minh, hy vọng ông có thể vạch tội Pháp Chính với Lưu Bị, không để Chính "tác oai tác quái".
Nhưng bản thân Gia Cát Lượng hiểu rõ, Lưu Bị được Tây Xuyên là công lớn của Pháp Chính. Chính được Bị tin tưởng tuyệt đối, cho nên Lượng cũng không tiện nói nhiều.
Đoạt Hán Trung - Tào Tháo cảm thán
Năm Kiến An 22 (217), Tào Tháo sau khi dễ dàng hàng phục Trương Lỗ, không tiếp tục xua quân đánh Ích Châu, mà chỉ để lại Hạ Hầu Uyên, Trương Hạp cố thủ Hán Trung.
Pháp Chính lập tức hiến kế lên Lưu Bị, nêu rõ nhận định Tào Ngụy chắc chắn có vấn đề nội bộ, và chỉ ra ý nghĩa của việc đoạt Hán Trung - "Thượng, có thể thảo phạt 'quốc tặc' (chỉ Tào Tháo), tôn vinh Hán thất, chiếm lấy 2 châu Ung - Lương, mở rộng quốc thổ.
Hạ, đoạt được địa bàn 'cốt lõi', phục vụ chiến lược lâu dài".
Lưu Bị rất tán đồng quan điểm của Pháp Chính, bèn dẫn quân đánh Hán Trung.
Năm Kiến An 24 (219), Lưu Bị dẫn quân hạ trại ở Định Quân sơn, đối đầu với tướng Ngụy Hạ Hầu Uyên.
Khi ấy, Hạ Hầu Uyên trấn thủ cứ điểm phía Nam là Tẩu Mã cốc, Trương Hạp trấn thủ cứ điểm phía Đông là Quảng Thạch.
Pháp Chính dùng kế "dương Đông kích Tây", để Lưu Bị lĩnh hơn 10.000 tinh binh phân thành 10 đội, luân phiên tấn công Quảng Thạch trong đêm.
Trương Hạp đối kháng với Lưu Bị, dù không để mất cứ điểm nhưng cũng khó chống cự với đòn "xa luân chiến" của Bị. Hạp cầu viện Hạ Hầu Uyên.
Hạ Hầu Uyên buộc phải chia một nửa lực lượng chi viện cho Trương Hạp, trong khi bản thân tiếp tục cố thủ tuyến nam.
Binh lực của Uyên vừa giảm, Thục quân lập tức tập kích Tẩu Mã cốc, phóng hỏa thiêu Lộc Giác - công sự phòng vệ của Ngụy.
Hạ Hầu Uyên bất đắc dĩ phải lĩnh 400 quân ra cứu hỏa, tu bổ công sự.
Thời điểm này, Pháp Chính "ngắm chuẩn" cơ hội, đề xuất Lưu Bị tổng lực tấn công Uyên.
Lưu Bị lập tức lệnh Hoàng Trung đột kích từ hậu phương. Hạ Hầu Uyên trở tay không kịp, chết dưới tay lão tướng Hoàng Trung.
Kế trảm Diệu Tài (Hạ Hầu Uyên) là một trong những chiến tích có công lao của Pháp Chính
"Kế trảm Diệu Tài (Hạ Hầu Uyên)" là một trong những chiến tích có công lao của Pháp Chính
Thất bại của Hạ Hầu Uyên khiến Tào Ngụy để mất thế chủ động trong chiến dịch Hán Trung vào tay Lưu Bị.
Không lâu sau, Tào Tháo đích thân Tây chinh, nghe tin Pháp Chính là người hiến kế cho Lưu Bị, cảm khái nói - "Ta đã biết Huyền Đức không có khả năng thực hiện việc này, tất phải có người bày mưu hắn".
Chiến sự sau đó, mặc dù binh lực của Tào chiếm ưu thế, nhưng Lưu Bị luôn chọn phương án an toàn, không giao chiến với quân Tào.
Về sau, Tào Tháo bất đắc dĩ phải lui quân, để cho Lưu Bị "thoải mái" chiếm cứ Hán Trung.
Năm Kiến An thứ 24 (219, Hán Hiến Đế), Lưu Bị tự lập làm Hán Trung Vương, phong Pháp Chính làm Thượng thư lệnh, kiêm Hộ quân tướng quân.
Lấy được Hán Trung là một trong những chiến thắng trọng yếu của Thục Hán, giúp Thục hình thành cục diện "tam phân thiên hạ" với Ngô - Ngụy về sau.
Trong một chiến dịch đối đầu với Tào Ngụy, tình thế quân Thục bất lợi, vốn dĩ phải lui quân, song Lưu Bị tức giận kiên quyết không nghe.
Lúc này, Pháp Chính lao ra chặn trước loạn tiễn, khiến Lưu Bị phải hốt hoảng can ngăn - "Hiếu Trực tránh tên".
Pháp Chính đáp lại - "Minh công cũng mạo hiểm trước mưa tên, huống chi hạ thần?".
Lời Pháp Chính khiến Lưu Bị đành phải nghe lời ông mà rút quân, đủ thấy Bị trọng vọng Pháp Chính tới mức nào.
Qua đời
Năm 220, Pháp Chính qua đời, thọ 45 tuổi. Cái chết của ông khiến Lưu Bị vô cùng thương cảm, than khóc nhiều ngày.
Sau khi mất, Pháp Chính được Lưu Bị phong làm Dực Hầu, là vị đại thần duy nhất được truy phong thụy hiệu dưới thời Lưu Bị.
Pháp Chính lớn hơn Khổng Minh 4 tuổi, mặc dù tính cách cũng như đời sống cá nhân 2 ông có nhiều khác biệt, nhưng có điểm chung là cả 2 đều "lấy việc công làm trọng".
"Tiên chủ truyền nói: Gia Cát Lượng là trọng thần, Pháp Chính là mưu chủ".
Gia Cát Lượng chưởng quản nội vụ, hậu cần, còn Pháp Chính làm quân sư theo quân đội chinh phạt.
Sau này, vụ lùm xùm Quan Vũ - Tôn Quyền khiến liên minh Ngô - Thục trở mặt thành thù, Lưu Bị quyết Đông chinh phạt Ngô, bất chấp quần thần can gián.
Năm Chương Vũ thứ 2 (222), quân Thục Hán thảm bại ở trận Di Lăng, Bị lui về thành Bạch Đế, 2 năm sau thì mất.
Gia Cát Lượng đau khổ cảm thán - "Nếu Pháp Hiếu Trực còn, ắt có thể can gián Chủ thượng.
Cho dù Đông chinh, cũng không thể thất bại".
Trên thực tế, Gia Cát Khổng Minh cũng rất khâm phục tài năng hiếm có trên lĩnh vực quân sự của Pháp Chính.
Giai đoạn chiến tranh trước khi Lưu Bị qua đời, nhóm Pháp Chính, Bàng Thống được đánh giá cao hơn Gia Cát Lượng, một phần cũng do bọn họ xuất hiện nhiều hơn trên lĩnh vực quân sự, trong khi Gia Cát Lượng quản lý hậu phương.
Sử gia Trần Thọ khen ngợi năng lực quân sự của Pháp Chính là "có thể sánh với 'thiên tài' Quách Gia của Tào Ngụy".
Ai mới là Thục Hán đệ nhất quân sư, tài vượt Khổng Minh?
Pháp Chính (176 - 220), tự Hiếu Trực, người huyện Mi, Thiểm Tây ngày nay, là một trong những mưu sĩ hàng đầu của thế lực quân phiệt Lưu Bị thời Tam Quốc.Ban đầu, Pháp Chính là thủ hạ của Lưu Chương - quân phiệt Tây Xuyên. Sau này, khi Lưu Bị vào đất Thục, Pháp Chính về làm mưu thần cho Bị, được bị rất tín nhiệm và kính trọng.
Bỏ Lưu Chương, theo Lưu Bị
Những năm đầu thời Kiến An, thiên hạ đói nghèo, Pháp Chính cùng đồng hương Mạnh Đạt cùng vào Thục, đầu quân cho Lưu Chương.
Tuy nhiên, Chương không phải người biết trọng dụng nhân tài, cho nên rất lâu sau Pháp Chính mới "leo" lên được chức Huyện lệnh Tân Đô, sau đó được phong làm Quân nghị hiệu úy.
Pháp Chính có tài mà không gặp thời, lại thường xuyên bị người Thục ghẻ lạnh vì là "kẻ ngoại lai". Ông vì điều này mà thường tỏ ra buồn khổ.
Quan Biệt giá Ích Châu Trương Tùng là bằng hữu của Pháp Chính, cũng cảm thấy Lưu Chương không phải nhân vật có thể thành đại sự. Trương cũng chung tâm trạng với Pháp Chính.
Năm Kiến An 13 (208), Trương Tùng đi sứ Tào Tháo, trở về khuyên Lưu Chương đoạn tuyệt với Tào mà quay sang giao hảo với Lưu Bị.
Cùng năm đó, liên minh Lưu Bị - Tôn Quyền đại thắng Tào Ngụy tại Xích Bích, thế lực cùng thanh danh Lưu Bị vang dội, khiến Lưu Chương rất tin tưởng cử ngay Trương Tùng đi sứ sang gặp Lưu Bị.
Trương Tùng nhân cơ hội này tiến cử Pháp Chính cho Bị. Ban đầu Chính còn thoái thác, nhưng rồi cũng phải "bất đắc dĩ" tới diện kiến Lưu Bị.
Lưu Bị gặp được Pháp Chính thì "dùng ân đức thu nạp", khiến Pháp Chính cảm thấy Bị xứng đáng là minh chủ "hùng tài đại lược", có thể theo phò tá.
Pháp Chính trở về Ích Châu, âm thầm mưu tính cùng Trương Tùng, quyết định "ngầm" tôn Lưu Bị làm chủ.
Pháp Chính là một tài năng quân sự hiếm có
Trong lúc này, Trương Tùng khuyên Lưu Chương "đón" Lưu Bị vào Thục, để Bị thảo phạt Trương Lỗ, chiếm Hán Trung.
Pháp Chính nhận lệnh làm sứ giả sang "mời" Lưu Bị đưa quân vào Thục. Đây cũng là thời điểm Pháp Chính "chính thức" phản lại Lưu Chương, hiến kế cho Bị.
"Các hạ (Lưu Bị) là anh tài cái thế, Lưu Chương vô năng không thể làm minh chủ.
Nay Trương Tùng làm nội ứng, giúp đoạt Ích Châu.
Dùng Ích Châu trù phú làm căn cơ, lấy địa thế hiểm trở làm chỗ dựa mà thành đại nghiệp, dễ như trở bàn tay".
Chính sách "Long trung đối" của Gia Cát Lượng nhận định rằng, Lưu Bị muốn đoạt thiên hạ thì buộc phải chiếm được Kinh Châu và Ích Châu.
Bọn Pháp Chính, Trương Tùng "trở mũi giáo với Lưu Chương" chính là cơ hội trời ban. Lưu Bị lập tức chớp lấy thời cơ, thống lĩnh đại quân vào Thục.
Năm Kiến An 17 (212), Lưu Bị vờ bằng lòng với Lưu Chương thảo phạt Trương Lỗ, dẫn quân tiến vào Gia Manh (tên địa danh).
Sự việc bại lộ khiến Trương Tùng bị giết, Lưu Bị hoàn toàn "trở mặt" với Lưu Chương, xua quân tấn công Thành Đô.
Quan Tòng sự Trịnh Độ hiến kế Lưu Chương dùng kế cố thủ "khiến quân Lưu Bị không đánh mà tan". Bị vô cùng lo lắng.
Tuy nhiên, Pháp Chính nêu ra nhận định, Lưu Chương mặc dù bất tài, nhưng cũng là quan Châu mục yêu dân, cho nên sẽ không sử dụng kế sách phương hại đến dân chúng.
Quả nhiên, Lưu Chương nói - "Ta nghe nói đánh địch để an dân, chưa nghe nói dùng dân để chống địch", và bác bỏ phương án của Trịnh Độ.
Pháp Chính được Lưu Bị vô cùng ưu ái
Trọng thần của Lưu BịSau khi Lưu Chương đầu hàng, Lưu Bị độc chiếm Ích Châu, nhờ có Pháp Chính bày mưu hiến kế mà nhanh chóng tạo được quan hệ tốt với giới phú hào địa phương.
Pháp Chính được Bị phong làm Thái thú Thục quân - Dương Vũ tướng quân.
Bị lại lệnh Pháp Chính cùng 4 Gia Cát Lượng, Lưu Ba, Lý Nghiêm, Y Tịch chế định ra "Thục khoa" - bộ pháp luật cai trị Ích Châu, thay đổi tình trạng lỏng lẻo dưới thời Lưu Chương.
Giai đoạn này, Pháp Chính vừa kiểm soát đại quyền hành chính Thục quận - thủ phủ Ích Châu, vừa là đại thần "cốt lõi" bên cạnh Lưu Bị.
Tính cách Pháp Chính ân oán phân minh. Sau khi nắm giữ quyền lớn đã không quên báo đáp những người giúp đỡ mình, song cũng không bỏ qua tư thù với những người có mâu thuẫn trong quá khứ.
Đây cũng là điểm khiến sử gia Trần Thọ - tác giả "Tam Quốc Chí" - đánh giá ông là "phẩm đức không vẹn toàn".
Có người tố cáo với Khổng Minh, hy vọng ông có thể vạch tội Pháp Chính với Lưu Bị, không để Chính "tác oai tác quái".
Nhưng bản thân Gia Cát Lượng hiểu rõ, Lưu Bị được Tây Xuyên là công lớn của Pháp Chính. Chính được Bị tin tưởng tuyệt đối, cho nên Lượng cũng không tiện nói nhiều.
Đoạt Hán Trung - Tào Tháo cảm thán
Năm Kiến An 22 (217), Tào Tháo sau khi dễ dàng hàng phục Trương Lỗ, không tiếp tục xua quân đánh Ích Châu, mà chỉ để lại Hạ Hầu Uyên, Trương Hạp cố thủ Hán Trung.
Pháp Chính lập tức hiến kế lên Lưu Bị, nêu rõ nhận định Tào Ngụy chắc chắn có vấn đề nội bộ, và chỉ ra ý nghĩa của việc đoạt Hán Trung - "Thượng, có thể thảo phạt 'quốc tặc' (chỉ Tào Tháo), tôn vinh Hán thất, chiếm lấy 2 châu Ung - Lương, mở rộng quốc thổ.
Hạ, đoạt được địa bàn 'cốt lõi', phục vụ chiến lược lâu dài".
Lưu Bị rất tán đồng quan điểm của Pháp Chính, bèn dẫn quân đánh Hán Trung.
Năm Kiến An 24 (219), Lưu Bị dẫn quân hạ trại ở Định Quân sơn, đối đầu với tướng Ngụy Hạ Hầu Uyên.
Khi ấy, Hạ Hầu Uyên trấn thủ cứ điểm phía Nam là Tẩu Mã cốc, Trương Hạp trấn thủ cứ điểm phía Đông là Quảng Thạch.
Pháp Chính dùng kế "dương Đông kích Tây", để Lưu Bị lĩnh hơn 10.000 tinh binh phân thành 10 đội, luân phiên tấn công Quảng Thạch trong đêm.
Trương Hạp đối kháng với Lưu Bị, dù không để mất cứ điểm nhưng cũng khó chống cự với đòn "xa luân chiến" của Bị. Hạp cầu viện Hạ Hầu Uyên.
Hạ Hầu Uyên buộc phải chia một nửa lực lượng chi viện cho Trương Hạp, trong khi bản thân tiếp tục cố thủ tuyến nam.
Binh lực của Uyên vừa giảm, Thục quân lập tức tập kích Tẩu Mã cốc, phóng hỏa thiêu Lộc Giác - công sự phòng vệ của Ngụy.
Hạ Hầu Uyên bất đắc dĩ phải lĩnh 400 quân ra cứu hỏa, tu bổ công sự.
Thời điểm này, Pháp Chính "ngắm chuẩn" cơ hội, đề xuất Lưu Bị tổng lực tấn công Uyên.
Lưu Bị lập tức lệnh Hoàng Trung đột kích từ hậu phương. Hạ Hầu Uyên trở tay không kịp, chết dưới tay lão tướng Hoàng Trung.
Kế trảm Diệu Tài (Hạ Hầu Uyên) là một trong những chiến tích có công lao của Pháp Chính
"Kế trảm Diệu Tài (Hạ Hầu Uyên)" là một trong những chiến tích có công lao của Pháp Chính
Thất bại của Hạ Hầu Uyên khiến Tào Ngụy để mất thế chủ động trong chiến dịch Hán Trung vào tay Lưu Bị.
Không lâu sau, Tào Tháo đích thân Tây chinh, nghe tin Pháp Chính là người hiến kế cho Lưu Bị, cảm khái nói - "Ta đã biết Huyền Đức không có khả năng thực hiện việc này, tất phải có người bày mưu hắn".
Chiến sự sau đó, mặc dù binh lực của Tào chiếm ưu thế, nhưng Lưu Bị luôn chọn phương án an toàn, không giao chiến với quân Tào.
Về sau, Tào Tháo bất đắc dĩ phải lui quân, để cho Lưu Bị "thoải mái" chiếm cứ Hán Trung.
Năm Kiến An thứ 24 (219, Hán Hiến Đế), Lưu Bị tự lập làm Hán Trung Vương, phong Pháp Chính làm Thượng thư lệnh, kiêm Hộ quân tướng quân.
Lấy được Hán Trung là một trong những chiến thắng trọng yếu của Thục Hán, giúp Thục hình thành cục diện "tam phân thiên hạ" với Ngô - Ngụy về sau.
Pháp Chính là một tài năng quân sự bẩm sinh, được Lưu Bị vô cùng ưu ái.
Trong một chiến dịch đối đầu với Tào Ngụy, tình thế quân Thục bất lợi, vốn dĩ phải lui quân, song Lưu Bị tức giận kiên quyết không nghe.
Lúc này, Pháp Chính lao ra chặn trước loạn tiễn, khiến Lưu Bị phải hốt hoảng can ngăn - "Hiếu Trực tránh tên".
Pháp Chính đáp lại - "Minh công cũng mạo hiểm trước mưa tên, huống chi hạ thần?".
Lời Pháp Chính khiến Lưu Bị đành phải nghe lời ông mà rút quân, đủ thấy Bị trọng vọng Pháp Chính tới mức nào.
Khổng Minh đã phải cảm thán - "Nếu Pháp Chính còn, trận Di Lăng đã không thua".
Qua đời
Năm 220, Pháp Chính qua đời, thọ 45 tuổi. Cái chết của ông khiến Lưu Bị vô cùng thương cảm, than khóc nhiều ngày.
Sau khi mất, Pháp Chính được Lưu Bị phong làm Dực Hầu, là vị đại thần duy nhất được truy phong thụy hiệu dưới thời Lưu Bị.
Pháp Chính lớn hơn Khổng Minh 4 tuổi, mặc dù tính cách cũng như đời sống cá nhân 2 ông có nhiều khác biệt, nhưng có điểm chung là cả 2 đều "lấy việc công làm trọng".
"Tiên chủ truyền nói: Gia Cát Lượng là trọng thần, Pháp Chính là mưu chủ".
Gia Cát Lượng chưởng quản nội vụ, hậu cần, còn Pháp Chính làm quân sư theo quân đội chinh phạt.
Sau này, vụ lùm xùm Quan Vũ - Tôn Quyền khiến liên minh Ngô - Thục trở mặt thành thù, Lưu Bị quyết Đông chinh phạt Ngô, bất chấp quần thần can gián.
Năm Chương Vũ thứ 2 (222), quân Thục Hán thảm bại ở trận Di Lăng, Bị lui về thành Bạch Đế, 2 năm sau thì mất.
Gia Cát Lượng đau khổ cảm thán - "Nếu Pháp Hiếu Trực còn, ắt có thể can gián Chủ thượng.
Cho dù Đông chinh, cũng không thể thất bại".
Trên thực tế, Gia Cát Khổng Minh cũng rất khâm phục tài năng hiếm có trên lĩnh vực quân sự của Pháp Chính.
Giai đoạn chiến tranh trước khi Lưu Bị qua đời, nhóm Pháp Chính, Bàng Thống được đánh giá cao hơn Gia Cát Lượng, một phần cũng do bọn họ xuất hiện nhiều hơn trên lĩnh vực quân sự, trong khi Gia Cát Lượng quản lý hậu phương.
Sử gia Trần Thọ khen ngợi năng lực quân sự của Pháp Chính là "có thể sánh với 'thiên tài' Quách Gia của Tào Ngụy".
theo Trí Thức Trẻ
Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016
Giải mã thời Tam quốc: Tôn Kiên - Một tay gây dựng cơ đồ
Trinh Thanh
09:40
No comments
TPO - Loạn thế Tam Quốc đã đẩy vô số anh hùng hào kiệt bước lên vũ đài lịch sử. Vô số người đã được trao cơ hội, từng bước đi lên. Tôn Kiên chính là một người như thế.
Đông Ngô là triều đại tồn tại lâu nhất thời kỳ Tam Quốc với sáu đời truyền thừa. Tuy nhiên, thời thịnh trị của Đông Ngô chỉ tồn tại với “Giang Đông tam thế” – gồm ba đời Ngô chủ Tôn Kiên, Tôn Sách, Tôn Quyền. Trong đó, Tôn Kiên gây dựng danh tiếng, tạo lập bộ khúc; Tôn Sách phát triển quân đội, chinh phục đất đai; Tôn Quyền mở mang bờ cõi, an nội đối ngoại. Hậu thế nhớ về Giang Đông cũng chủ yếu là nhắc đến tên ba người này.
Nếu xem Đông Ngô là một cây đại thụ, thì phần rễ hẳn phải là Tôn Kiên, Tôn Sách xem như thân cành, Tôn Quyền chính là tán lá. Số lần xuất hiện của Tôn Kiên trong Tam Quốc Diễn Nghĩa không nhiều, khiến người đời thường chỉ nhớ đến một Tiểu Bá Vương Tôn Sách đầy oai dũng, hoặc câu nói Tào Tháo tán thưởng Tôn Quyền“sinh con phải như Tôn Trọng Mưu”. Nhưng nếu không có rễ sâu gốc vững, sao có được thân mạnh cành dai, sao có được tán lá sum suê tươi tốt?
Bởi quân công mà thăng tiến
Tam Quốc là một thời đại phi thường với nhiều con người phi thường. Ở đó, có những con người mà nếu họ sinh vào thịnh thế thì có lẽ sẽ chỉ bình bình an an qua hết một đời. Chính loạn thế Tam Quốc đã đẩy vô số anh hùng hào kiệt bước lên vũ đài lịch sử. Vô số người đã được trao cơ hội, từng bước đi lên. Tôn Kiên chính là một người như thế.
Tôn Kiên xuất hiện lần đầu tiên trong Tam Quốc Diễn Nghĩa với tư cách là Thái thú Trường Sa, một trong mười tám lộ chư hầu phạt Đổng. La Quán Trung lược bỏ phần xuất thân của Tôn Kiên, đồng nghĩa với việc làm thiếu đi một cá tính rất mạnh của giai đoạn tiền kỳ Tam Quốc.
Trong bộ sử Tam Quốc Chí [1], tổ tiên của Tôn Kiên không được ghi chép rõ ràng, “hậu duệ của Tôn Vũ” chỉ là giả thuyết chưa được chứng thực, nhưng có thể nói Tôn gia ở Ngô quận là thế tộc được truyền thừa, được “nối đời làm quan” [2]. Nhờ xuất phát điểm này, năm mười bảy tuổi, Kiên đã là huyện lại, bắt đầu một hành trình đầy táo bạo của một vị bá chủ tương lai.
Nếu không có loạn lạc thời Hán mạt, có lẽ Tôn Văn Đài cũng chỉ như bao cậu ấm được thế tập bổng lộc của cha ông. Nhưng giặc cướp nổi lên liên miên khiến dân tình khốn khổ lại kích thích đấu chí của quân nhân trẻ tuổi ấy, cũng là thời cơ khó có để tạo dựng uy vọng và tìm kiếm cơ hội.
Chiến công đầu tiên của Tôn Kiên là dám lớn gan một thân một mình đối mặt với hải tặc sông Tiền Đường, “cầm đao lên bờ, đưa tay trỏ đông chỉ tây như đang bố trí quân binh chăng lưới quây chặn bọn cướp”, khiến giặc “từ xa thấy, cho là quan quân đến bắt chúng, liền vứt bỏ tài vật tẩu tán”. Kiên lại “đuổi theo, chém được một thủ cấp đem về” [2].
Nhờ chiến công độc đáo “lấy một hù trăm” này, Tôn Kiên nổi danh, được “phủ quan triệu gọi cho làm Giả úy”. Chiến tích này tuy nhỏ nhưng lại là khởi đầu cho vô số quân công tiếp theo của Tôn Kiên, cũng đồng thời xác lập nên nét tính cách táo bạo, khích liệt và ưa mạo hiểm của không chỉ Tôn Kiên mà cả Tôn gia sau này.
Một năm sau, Tôn Kiên được thăng làm huyện thừa. Lần này là vì ở Cối Kê có “yêu tặc tên là Hứa Xương” nổi dậy xưng đế, “khuấy động các huyện”, “tụ chúng đến vạn người” [2]. Tôn Kiên bèn “lấy thân phận Tư mã của quận chiêu mộ quân tinh dũng, được hơn nghìn người, cùng châu quận hợp binh đánh dẹp phá chúng” [2]. Bởi trận chiến “lấy nghìn chống vạn” này, Kiên từ một võ quan không chính thức (Giả úy, tức là Đô úy tạm thời) đã được thăng làm quan văn cao cấp phụ trách hành chính địa phương (“huyện thừa”, chỉ đứng sau “huyện lệnh”).
Nhờ nghĩa khí được dân yêu
Tôn Kiên làm quan văn đến hơn mười năm, qua ba huyện, kết quả có thể nói là hoàn toàn không tệ. “Giang Biểu truyện” chép: “Kiên trải chức phó ở ba huyện, ở đâu cũng được khen, quan dân thân gần nương dựa. Những người quen cũ cùng quê quán, những người nhỏ tuổi ham thích lập nghiệp, qua lại thường có mấy trăm người, Kiên tiếp đón, phủ dụ, đối đãi xem như con em mình” [2]. Miêu tả này cho thấy Tôn Kiên không chỉ can đảm, vũ dũng mà còn biết giao tế, biết kết minh, biết thu hút, biết phủ dụ.
Tại thời điểm này, Tôn Kiên đã có đủ các đặc điểm điển hình của một nhà lãnh đạo. Nhưng Tôn Kiên vẫn chưa phải là một bá chủ. Về mặt chức vụ, Tôn Kiên chỉ là lãnh đạo cấp huyện. Về mặt phẩm chất, Tôn Kiên còn thiếu một lý tưởng.
Nếu một nhà lãnh đạo không thể thiếu đi “mục tiêu”, thì một bá chủ lại càng không thể không có “lý tưởng”. Lý tưởng của Tôn Kiên, qua mấy năm mài giũa sau đó đã không còn bị giới hạn trong phạm vi quản hạt, cũng không dừng lại ở mức độ phủ dụ, giao tế.
Trong một câu chuyện được Ngô thư [2] chép lại, Tôn Kiên lúc ấy đã là Thái thú Trường Sa, bổng lộc hai ngàn thạch, nhận được thư cầu cứu từ huyện Nghi Xuân, bèn chỉnh quân đi cứu. Viên chủ bộ bước ra can ngăn, Tôn Kiên lúc đó đã nói như thế này: Thái thú mà không truyền đức tốt, lấy chinh phạt lập công lao, vượt địa giới của mình ra đánh dẹp, để bảo toàn cho quận khác; ví như vì thế bị bắt tội, chẳng thẹn với người trong nước lắm sao?”
Đó là lúc một mục tiêu trở thành một lý tưởng, là lúc những hành động cao đẹp trở thành một ước muốn vĩ đại. “Che chở” và “bảo vệ” để “truyền đức tốt”, phóng mắt thiên hạ chứ không bị giới hạn bởi địa giới quản hạt, “lấy chinh phạt lập công lao”, cốt “không thẹn với lòng”, đó chính là lý tưởng của Tôn Kiên.
Khi một võ tướng lại có đầy đủ phẩm chất của một chính trị gia, khi một nhà lãnh đạo vừa có mục tiêu lại vừa có lý tưởng, nghĩa là một bá chủ kiệt xuất sắp ra đời.
Tôn Kiên từ một quân nhân gắn với binh nghiệp, trải qua chính vụ từ cấp cơ sở, đã tích lũy cho mình những phẩm chất cần thiết của một nhà lãnh đạo, dáng dấp của vị bá chủ Giang Đông sắp được hình thành. Loạn thế Hán mạt, Khăn Vàng nổi dậy, Lương Châu binh biến... là cơ hội cho anh hùng tỏa sáng, cho bá chủ chuyển mình. Tôn Kiên đã làm được những gì trong thời kỳ đó?
Đón xem: Tôn Kiên –khắc tinh của Đổng Trác
.................................
Chú thích và tham khảo:
[1] Tam Quốc Chí (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).
[2] Tam Quốc Chí – Tôn Phá Lỗ, Thảo Nghịch truyện (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).
Đông Ngô là triều đại tồn tại lâu nhất thời kỳ Tam Quốc với sáu đời truyền thừa. Tuy nhiên, thời thịnh trị của Đông Ngô chỉ tồn tại với “Giang Đông tam thế” – gồm ba đời Ngô chủ Tôn Kiên, Tôn Sách, Tôn Quyền. Trong đó, Tôn Kiên gây dựng danh tiếng, tạo lập bộ khúc; Tôn Sách phát triển quân đội, chinh phục đất đai; Tôn Quyền mở mang bờ cõi, an nội đối ngoại. Hậu thế nhớ về Giang Đông cũng chủ yếu là nhắc đến tên ba người này.
Nếu xem Đông Ngô là một cây đại thụ, thì phần rễ hẳn phải là Tôn Kiên, Tôn Sách xem như thân cành, Tôn Quyền chính là tán lá. Số lần xuất hiện của Tôn Kiên trong Tam Quốc Diễn Nghĩa không nhiều, khiến người đời thường chỉ nhớ đến một Tiểu Bá Vương Tôn Sách đầy oai dũng, hoặc câu nói Tào Tháo tán thưởng Tôn Quyền“sinh con phải như Tôn Trọng Mưu”. Nhưng nếu không có rễ sâu gốc vững, sao có được thân mạnh cành dai, sao có được tán lá sum suê tươi tốt?
Bởi quân công mà thăng tiến
Nếu xem Đông Ngô là một cây đại thụ, thì phần rễ hẳn phải là Tôn Kiên.
Tam Quốc là một thời đại phi thường với nhiều con người phi thường. Ở đó, có những con người mà nếu họ sinh vào thịnh thế thì có lẽ sẽ chỉ bình bình an an qua hết một đời. Chính loạn thế Tam Quốc đã đẩy vô số anh hùng hào kiệt bước lên vũ đài lịch sử. Vô số người đã được trao cơ hội, từng bước đi lên. Tôn Kiên chính là một người như thế.
Tôn Kiên xuất hiện lần đầu tiên trong Tam Quốc Diễn Nghĩa với tư cách là Thái thú Trường Sa, một trong mười tám lộ chư hầu phạt Đổng. La Quán Trung lược bỏ phần xuất thân của Tôn Kiên, đồng nghĩa với việc làm thiếu đi một cá tính rất mạnh của giai đoạn tiền kỳ Tam Quốc.
Trong bộ sử Tam Quốc Chí [1], tổ tiên của Tôn Kiên không được ghi chép rõ ràng, “hậu duệ của Tôn Vũ” chỉ là giả thuyết chưa được chứng thực, nhưng có thể nói Tôn gia ở Ngô quận là thế tộc được truyền thừa, được “nối đời làm quan” [2]. Nhờ xuất phát điểm này, năm mười bảy tuổi, Kiên đã là huyện lại, bắt đầu một hành trình đầy táo bạo của một vị bá chủ tương lai.
Nếu không có loạn lạc thời Hán mạt, có lẽ Tôn Văn Đài cũng chỉ như bao cậu ấm được thế tập bổng lộc của cha ông. Nhưng giặc cướp nổi lên liên miên khiến dân tình khốn khổ lại kích thích đấu chí của quân nhân trẻ tuổi ấy, cũng là thời cơ khó có để tạo dựng uy vọng và tìm kiếm cơ hội.
Chiến công đầu tiên của Tôn Kiên là dám lớn gan một thân một mình đối mặt với hải tặc sông Tiền Đường, “cầm đao lên bờ, đưa tay trỏ đông chỉ tây như đang bố trí quân binh chăng lưới quây chặn bọn cướp”, khiến giặc “từ xa thấy, cho là quan quân đến bắt chúng, liền vứt bỏ tài vật tẩu tán”. Kiên lại “đuổi theo, chém được một thủ cấp đem về” [2].
Nhờ chiến công độc đáo “lấy một hù trăm” này, Tôn Kiên nổi danh, được “phủ quan triệu gọi cho làm Giả úy”. Chiến tích này tuy nhỏ nhưng lại là khởi đầu cho vô số quân công tiếp theo của Tôn Kiên, cũng đồng thời xác lập nên nét tính cách táo bạo, khích liệt và ưa mạo hiểm của không chỉ Tôn Kiên mà cả Tôn gia sau này.
Một năm sau, Tôn Kiên được thăng làm huyện thừa. Lần này là vì ở Cối Kê có “yêu tặc tên là Hứa Xương” nổi dậy xưng đế, “khuấy động các huyện”, “tụ chúng đến vạn người” [2]. Tôn Kiên bèn “lấy thân phận Tư mã của quận chiêu mộ quân tinh dũng, được hơn nghìn người, cùng châu quận hợp binh đánh dẹp phá chúng” [2]. Bởi trận chiến “lấy nghìn chống vạn” này, Kiên từ một võ quan không chính thức (Giả úy, tức là Đô úy tạm thời) đã được thăng làm quan văn cao cấp phụ trách hành chính địa phương (“huyện thừa”, chỉ đứng sau “huyện lệnh”).
Nhờ nghĩa khí được dân yêu
“Thái thú mà không truyền đức tốt, lấy chinh phạt lập công lao, vượt địa giới của mình ra đánh dẹp, để bảo toàn cho quận khác; ví như vì thế bị bắt tội, chẳng thẹn với người trong nước lắm sao?”
Tôn Kiên làm quan văn đến hơn mười năm, qua ba huyện, kết quả có thể nói là hoàn toàn không tệ. “Giang Biểu truyện” chép: “Kiên trải chức phó ở ba huyện, ở đâu cũng được khen, quan dân thân gần nương dựa. Những người quen cũ cùng quê quán, những người nhỏ tuổi ham thích lập nghiệp, qua lại thường có mấy trăm người, Kiên tiếp đón, phủ dụ, đối đãi xem như con em mình” [2]. Miêu tả này cho thấy Tôn Kiên không chỉ can đảm, vũ dũng mà còn biết giao tế, biết kết minh, biết thu hút, biết phủ dụ.
Tại thời điểm này, Tôn Kiên đã có đủ các đặc điểm điển hình của một nhà lãnh đạo. Nhưng Tôn Kiên vẫn chưa phải là một bá chủ. Về mặt chức vụ, Tôn Kiên chỉ là lãnh đạo cấp huyện. Về mặt phẩm chất, Tôn Kiên còn thiếu một lý tưởng.
Nếu một nhà lãnh đạo không thể thiếu đi “mục tiêu”, thì một bá chủ lại càng không thể không có “lý tưởng”. Lý tưởng của Tôn Kiên, qua mấy năm mài giũa sau đó đã không còn bị giới hạn trong phạm vi quản hạt, cũng không dừng lại ở mức độ phủ dụ, giao tế.
Trong một câu chuyện được Ngô thư [2] chép lại, Tôn Kiên lúc ấy đã là Thái thú Trường Sa, bổng lộc hai ngàn thạch, nhận được thư cầu cứu từ huyện Nghi Xuân, bèn chỉnh quân đi cứu. Viên chủ bộ bước ra can ngăn, Tôn Kiên lúc đó đã nói như thế này: Thái thú mà không truyền đức tốt, lấy chinh phạt lập công lao, vượt địa giới của mình ra đánh dẹp, để bảo toàn cho quận khác; ví như vì thế bị bắt tội, chẳng thẹn với người trong nước lắm sao?”
Đó là lúc một mục tiêu trở thành một lý tưởng, là lúc những hành động cao đẹp trở thành một ước muốn vĩ đại. “Che chở” và “bảo vệ” để “truyền đức tốt”, phóng mắt thiên hạ chứ không bị giới hạn bởi địa giới quản hạt, “lấy chinh phạt lập công lao”, cốt “không thẹn với lòng”, đó chính là lý tưởng của Tôn Kiên.
Khi một võ tướng lại có đầy đủ phẩm chất của một chính trị gia, khi một nhà lãnh đạo vừa có mục tiêu lại vừa có lý tưởng, nghĩa là một bá chủ kiệt xuất sắp ra đời.
Tôn Kiên từ một quân nhân gắn với binh nghiệp, trải qua chính vụ từ cấp cơ sở, đã tích lũy cho mình những phẩm chất cần thiết của một nhà lãnh đạo, dáng dấp của vị bá chủ Giang Đông sắp được hình thành. Loạn thế Hán mạt, Khăn Vàng nổi dậy, Lương Châu binh biến... là cơ hội cho anh hùng tỏa sáng, cho bá chủ chuyển mình. Tôn Kiên đã làm được những gì trong thời kỳ đó?
Đón xem: Tôn Kiên –khắc tinh của Đổng Trác
.................................
Chú thích và tham khảo:
[1] Tam Quốc Chí (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).
[2] Tam Quốc Chí – Tôn Phá Lỗ, Thảo Nghịch truyện (NXB Văn học 2016, Bùi Thông dịch, Phạm Thành Long hiệu đính).
Nguyễn Đỗ Thuyên
Pokemon Go - App PokeMap [Find all Pokemon near you]
Trinh Thanh
04:17
No comments
I found out an app on IOS which I can see Pokemon near me, it's working very good. If you want to use, you can download here https://itunes.apple.com/us/app/pokem...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)